Kiến Thức Ung ThưBệnh nhân ung thư có nên tự đi xét nghiệm để theo...

Bệnh nhân ung thư có nên tự đi xét nghiệm để theo dõi bệnh tình?

Tại Việt Nam, chúng ta hay nghe nói tới việc các loại vi khuẩn kháng với kháng sinh do việc mua kháng sinh tại nước chúng ta quá dễ dàng, bạn có thể ra hiệu thuốc để mua kháng sinh mà lười đi khám để được bác sĩ kê toa. Hệ lụy của vấn đề này là tạo ra các loại vi khuẩn kháng thuốc và thiệt thòi nhất vẫn là chúng ta.

Từ việc kháng sinh được mua khá dễ dàng, chúng ta cũng thấy là ở Việt Nam tự đi xét nghiệm cũng khá dễ dàng, miễn chúng ta trả tiền thì sẽ được xét nghiệm các loại xét nghiệm theo ý muốn của chúng ta, do chính bệnh nhân tự kê mà không phải là do bác sĩ chỉ định. Và cầm kết quả xét nghiệm trên tay, chúng ta có thực sự hiểu hết ý nghĩa của những thông số xét nghiệm lúc tăng lúc giảm là như thế nào không.

Mời xem thêm: Các xét nghiệm hình ảnh trong ung thư – BS Đặng Phước Hưng

Ruy Băng Tím nhận được nhiều câu hỏi của các bệnh nhân ung thư đã điều trị, trong thời gian theo dõi, họ tự đi xét nghiệm với mục đích theo dõi ung thư có tái phát, di căn hay không và khi cầm kết quả xét nghiệm trên tay với kết quả tăng thì họ lại hoang mang tột độ, thậm chí cả suy sụp tinh thần. Mà suy sụp tinh thần là yếu tố làm cho bệnh ung thư càng trở nên trầm trọng hơn.

Mời xem thêm: Suy sụp tinh thần khi biết mình bị ung thư và cách đối phó – BS Trần Hoàng Hiệp

Chúng tôi khuyên: “Bệnh nhân ung thư KHÔNG NÊN tự đi xét nghiệm theo dõi, CHỈ xét nghiệm khi có chỉ định của bác sĩ chuyên khoa ung thư.”

Chúng tôi xin đưa ra 1 ví dụ là ung thư vú, là loại ung thư thường gặp nhất ở phụ nữ. Chất chỉ dấu ung thư (marker) thường được dùng để theo dõi ung thư vú là CA 15.3. Bệnh nhân ung thư vú hay có thói quen tự đi làm xét nghiệm này và “hoang mang” chồng “hoang mang” trước con số xét nghiệm.

CA 15.3 là gì?

CA 15.3 là chất chỉ dấu ung thư, là sản phẩm của gen MUC1, được nhận diện bởi 2 kháng thể đơn dòng mAb115-D8 và mAb DF3, giá trị bình thường <30U/ml.

Theo Hội Ung thư Lâm sàng Hoa Kỳ (ASCO), hiện nay chưa có đủ bằng chứng để khuyến nghị sử dụng CA 15.3 nhằm mục đích tầm soát, chẩn đoán, xếp giai đoạn và theo dõi sau điều trị. Kết quả CA 15.3 phải phối hợp với triệu chứng của bệnh nhân, khám của bác sĩ và các phương tiện chẩn đoán hình ảnh, mô học,… mới kết luận được. Vì vậy, kết quả CA 15.3 dường như là không có giá trị khi đứng một mình, chỉ số tăng hay giảm không thể tự bản thân nó đưa ra bất kỳ kết luận nào. Nên rằng, dùng CA 15.3 để tầm soát phát hiện sớm ung thư thì nghĩa là bạn đang bị mất tiền, tầm soát ung thư vú phải bằng nhũ ảnh; CA 15.3 có giá trị hơn trong theo dõi bệnh sau điều trị nhưng phải phối hợp với các yếu tố khác, và kết luận cuối cùng thì chỉ có bác sĩ mới giải thích tận tường cho bạn rõ được.

Mời xem thêm: Tầm soát ung thư vú – BS Trần Hoàng Hiệp

CA 15.3 trong theo dõi sau điều trị ung thư vú

Mặc dù giá trị CA 15.3 tăng cao có thể là chỉ điểm tái phát hoặc di căn, với thời gian phát hiện bướu trên lâm sàng thay đổi từ 3-12 tháng, trung bình là 6 tháng. Tuy nhiên, lợi ích khi theo dõi diễn tiến bệnh bằng chỉ số này chưa rõ ràng, lựa chọn điều trị không thay đổi cũng như kết cục lâu dài (sống còn), chất lượng cuộc sống… không cải thiện đáng kể nên không được sử dụng để làm phương tiện theo dõi thường qui. Chất này còn tăng giả tạo trong 4-6 tuần sau khi bắt đầu điều trị, có thể tăng trong các loại ung thư khác như đại tràng, dạ dày, phổi, tụy, buồng trứng,… và tăng trong các bệnh lý lành tính của vú, gan, rối loạn chức năng thận, nang buồng trứng,…

Thực tế tại Việt Nam

Thực tế tại Việt Nam, bệnh nhân thường hay tự ý làm xét nghiệm CA 15.3 tràn lan, thậm chí nhiều bác sĩ đa khoa cũng cho làm xét nghiệm CA 15.3 tràn lan làm cho việc đánh giá bệnh nhân trở nên khó khăn và bệnh nhân dễ hoang mang trước các xét nghiệm này. CA 15.3 nên được làm với khoảng cách các đợt theo tùy từng bệnh nhân, tùy vào đặc điểm bệnh của từng người, bệnh nhân cần được hỏi bệnh, khám kỹ lưỡng trước khi làm xét nghiệm này và giá trị xét nghiệm phải được diễn giải trong tổng thể bệnh trạng của bệnh nhân.

Mời xem thêm:

Ung thư vú, tổng quan, yếu tố nguy cơ, chẩn đoán, các giai đoạn, điều trị và phòng ngừa – BS Nguyễn Huỳnh Hà Thu

Bạn sẽ làm gì khi biết mình mang đột biến có khả năng cao sẽ bị ung thư vú và buồng trứng? – BS Trần Hoàng Hiệp

Tài liệu tham khảo
Nguyễn Triệu Vũ (2015), ” Các chất sinh học đánh dấu bướu cập nhât ứng dụng lâm sàng “, Tạp chí ung thư học, số 5, trang 103-112.

Tác giả và chuyên gia

3 COMMENTS

  1. Vui lòn gửi các thông tin về bệnh Ung thư Dạ dày vì mình có người thân trong gia đình đang mắc bệnh này. Cám ơn các Bác Sĩ nhiều.

  2. Mình bị K thể nhú đã mổ cắt 1 bên tuyến giáp đc 6 năm. Khi phát hiẹn thì nó chỉ nhỏ cỡ 3-4 mm, bsi nói là giai đoạn tiền ung thư. Từ đó đến giờ ngày nào cũng uống 1/2 viên Berthyrox của Đức. Vậy cho mình hỏi sau 6 năm mình theo dõi, mấy năm đầu thì tái khám 6 tháng/ lần, mấy năm sau 1 năm/ lần thì ko có gì phát sinh, vậy cho mình hỏi mình đã khỏi chưa hay vẫn có khả năng tái phát? Và mình có phải uống đó suốt đời ko? Cảm ơn rất nhìu ạ!

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Nhận bảng tin từ chúng tôi

LỰA CHỌN CỦA BIÊN TẬP VIÊN

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Có thể bạn quan tâm