Kiến Thức Ung ThưMặc áo nịt ngực nhiều có gây ung thư vú?

Mặc áo nịt ngực nhiều có gây ung thư vú?

Một trong những cách để ngăn ngừa ung thư là hiểu về nguyên nhân gây ung thư. Nhưng có vẻ như mỗi ngày lại có thêm một số thứ có thể gây ung thư mà chúng ta cần phải tránh. Một khảo sát được thực hiện ở Mỹ chỉ ra ngày càng có nhiều người nhận thấy rằng: “Hình như mọi thứ đều có thể gây ung thư”, mặc dù hiện nay, nhờ vào khoa học và các nghiên cứu, chúng ta đã hiểu biết nhiều hơn về nguyên nhân cũng như cách phòng chống ung thư khi so với trước kia. Tháng 10 được chọn là tháng Nhận thức về ung thư vú (Breast Cancer Awareness Month), chúng ta hãy điểm qua một số tin đồn phổ biến về nguyên nhân của ung thư vú. Thống kê thấy rằng hơn ¼ các trường hợp ung thư vú có thể được phòng ngừa, điều này có nghĩa là có một số nguyên nhân cụ thể gây ung thư vú mà có thể phòng tránh được (cũng như có một số nguyên nhân chúng ta không thể phòng tránh). Và những sự thật sau đây có thể sẽ làm bạn bất ngờ. Mời xem thêm:
Ung thư vú – Yếu tố nguy cơ, triệu chứng, tầm soát và phòng ngừa
Để khẳng định chắc chắn về các nguyên nhân gây ung thư thật không hề dễ dàng. Nó phải tiêu tốn hàng năm trời nghiên cứu dựa trên một số lượng bệnh nhân khổng lồ, để có thể phác họa ra được một bức tranh rõ ràng về những yếu tố có ảnh hưởng đến bệnh. Hầu hết các tin đồn được đề cập trong bài đều không có đủ bằng chứng để khẳng định được mối liên quan giữa chúng và ung thư vú. Và thực tế là cũng không đáng để tiêu tốn quá nhiều thời gian, tiền bạc nghiên cứu về chúng trong khi chúng ta có thể tập trung vào những vấn đề khác, những thứ mà có thể mang lại ảnh hưởng và hiệu quả thật sự, to lớn hơn. Và cũng bởi vì thiếu bằng chứng, chúng ta cũng không thể bác bỏ hoàn toàn các mối liên quan từ các tin đồn này. Chúng ta chỉ có thể nói rằng các nghiên cứu cho đến thời điểm hiện tại chưa ủng hộ chúng. Sự thật là để minh chứng cho một điều gì đó là sai lầm luôn không bao giờ dễ dàng, đó là lý do tại sao Tổ chức ung thư quốc tế (IARC) đã công bó một bảng phân loại cho các chất có thể không phải là nguyên nhân gây ung thư trên cơ thể người. Mời xem thêm:
Ung thư vú – Yếu tố nguy cơ
  1. Mỹ phẩm và các sản phẩm khử mùi
Từ lâu đã có tin đồn về việc mỹ phẩm và các sản phẩm khử mùi gây ung thư vú. Thật ra không có bất cứ bằng chứng khoa học nào cho thấy các sản phẩm khử mùi gây ra ung thư. Cũng không có đủ các nghiên cứu chất lượng để bác bỏ mối liên quan này, tuy nhiên các bài phân tích tổng hợp gần đây cho thấy không có mối liên quan giữa chúng với ung thư vú. Không những vậy, một số yếu tố đi kèm với việc sử dụng các sản phẩm khử mùi có thể có tác động bảo vệ, giảm nguy cơ ung thư vú, ví dụ như việc tập luyện thể dục thể thao thường xuyên (việc sử dụng sản phẩm khử mùi để tránh mùi hôi do mồ hôi tiết ra trong quá trình tập luyện)… Ngoài ra, một số tin đồn xung quanh các sản phẩm khử mùi và ung thư vú còn đề cập đến nhôm – thành phần chính trong hầu hết các sản phẩm khử mùi có thể gây bệnh, nhưng các bằng chứng khoa học đã loại bỏ điều này.    
  1. Áo nịt ngực có thể gây ung thư vú là thông tin không chính xác
Sự thật là mặc áo nịt ngực hay để điện thoại di động trong áo ngực không cho thấy có thể gây ra ung thư. Không có cơ sở khoa học nào cho mối liên hệ giữa việc mặc áo ngực và ung thư vú, vì thế cũng không có nhiều nghiên cứu về vấn đề này. Chỉ duy nhất một nghiên cứu được công bố mà chúng tôi tìm được trên Pubmed cũng chỉ ra rằng không tìm thấy mối liên quan giữa chúng. Do đó, chị em phụ nữ cũng đừng nên quá lo lắng về việc mặc áo ngực, cũng như hãy tận hưởng những tiện ích mà áo ngực mang lại trong cuộc sống. Về điện thoại di động cũng như các loại sóng điện từ khác, cho đến nay các nghiên cứu vẫn chỉ ra rằng việc tiếp xúc với các sóng này hầu như không có khả năng gây ung thư. Tuy vẫn có một số nghiên cứu về u não cho thấy có sự liên quan của chúng với sóng cao tần từ điện thoại di động nhưng bằng chứng còn hạn chế để có thể kết luận và các nhà khoa học tin rằng mối liên quan giữa chúng với ung thư là không rõ ràng. Để biết thêm thông tin cụ thể hơn về vấn đề này, mời bạn đọc tham khảo thêm bài viết Sóng điện từ tần số radio và Ung thư trên website của Ruy Băng Tím. Mời xem thêm:
Mối liên quan giữa điện thoại di động và ung thư não
  1. Sự thật là những gì bạn uống quan trọng hơn chất liệu của chai đựng
Hầu hết các mối quan tâm đều xoay quanh các loại chai, hộp nhựa và liệu các thành phần hóa học từ nhựa có thể hòa vào thực phẩm hay không. Có một số bằng chứng cho thấy điều này có thể xảy ra, nhưng chỉ với một hàm lượng rất thấp. Vì vậy không cần thiết phải có một thí nghiệm để xác định mức độ sử dụng các sản phẩm này như thế nào để nồng độ các chất trên là an toàn. Trong thực tế có nhiều loại chai hộp đựng thực phẩm và cũng có nhiều chất liệu làm nên chúng nhưng hầu hết chúng ta ít khi quan tâm tới vấn đề này cũng như đặt ra các câu hỏi như: loại chai hộp nào được làm từ chất liệu nào? Chất liệu nào là thích hợp để đựng thực phẩm? Thực phẩm nóng, thực phẩm lạnh, thời gian đựng dài – ngắn thì nên lựa chọn loại nào? Tất cả các câu hỏi trên bạn đọc đều có thể tìm thấy lời giải đáp trong bài viết cụ thể về Đồ nhựa và Ung thư trên website của Ruy Băng Tím. Mời xem thêm:
Đồ nhựa và Ung thư – Kỳ 1: Sự thật các tin đồn về đồ nhựa và nhiệt
 
Đồ nhựa và Ung thư – Kỳ 2: Loại nhựa nào tốt nhất để đựng thực phẩm?
  1. Tin đồn về sữa
Chúng ta đã không ít lần đặt câu hỏi về sữa hay các sản phẩm từ sữa liệu chúng có ảnh hưởng lên hormone làm tăng nguy cơ mắc ung thư vú hay không. Có nhiều nghiên cứu được thực hiện cho thấy thực phẩm và thức uống hằng ngày của chúng ta có thể tác động đến nguy cơ mắc ung thư. Và Quỹ nghiên cứu ung thư thế giới là tổ chức thường xuyên cập nhật thông tin từ các nghiên cứu này và họ cho thấy không có bất kì mối liên hệ nào giữa việc sử dụng các sản phẩm từ sữa và ung thư vú. Ngoài ra, có một số nghiên cứu cho thấy các sản phẩm từ sữa còn có thể giúp làm giảm nguy cơ mắc ung thư ruột nhưng hiện tại chưa đủ bằng chứng để có thể khẳng định hay đưa ra khuyến cáo cho cộng đồng. Mời xem thêm:
Chuyên Đề Sữa và Bệnh Ung Thư – Phần 1: Sữa Bò và Nguy Cơ Ung Thư
Chuyên đề sữa và bệnh ung thư – Phần 2: Sữa đậu nành có gây ung thư?
Chuyên đề sữa và bệnh ung thư – Phần 3: Sữa mẹ, việc cho con bú và bệnh ung thư
  1. Gen không đóng nhiều vai trò gây ung thư như bạn nghĩ
Một vài gia đình có tiền sử mắc ung thư vú và có sự di truyền gen đột biến giữa các thế hệ, hay gặp nhất là gen BRCA. Nhưng số ung thư vú do di truyền thì thật sự không nhiều như bạn hay nghe trên truyền thông, con số này chỉ khoảng dưới 3% trong tổng số bệnh nhân ung thư vú. Mời xem thêm:
Bạn sẽ làm gì khi biết mình mang đột biến có khả năng cao sẽ bị ung thư vú và buồng trứng?
Vậy điều gì ảnh hưởng đến nguy cơ mắc ung thư vú? Thật khó để mà xác định chắc chắn nguyên nhân gây bệnh ở mỗi trường hợp mắc ung thư vú. Tuy nhiên bằng chứng khoa học từ nhiều năm đã cho thấy có một số yếu tố có thể giúp chúng ta dự phòng được ung thư vú. Đó là duy trì cân nặng hợp lý, giảm uống rượugiữ thái độ sống lạc quan. Mặt khác, cho con bú cũng làm giảm nguy cơ mắc bệnh. Nhưng cũng có một số yếu tố khác mà chúng ta không thể kiểm soát được, ví dụ như tuổi tác ngày một lớn hơn. Và một số yếu tố khó tránh khỏi như phơi nhiễm với tia xạ (hầu hết trong hoàn cảnh cần thực hiện thủ thuật y khoa như chụp X-quang…), sử dụng liệu pháp hormone thay thế để kiểm soát các triệu chứng mãn kinh… Các yếu tố này cũng làm tăng nguy cơ mắc ung thư vú. Tuy nhiên quan trọng nhất vẫn là nhận thức của mỗi người để có thể đưa ra quyết định tốt nhất cho sức khỏe của mình, cần nhận biết như thế nào là bình thường, để khi có bất kì bất thường hay thay đổi gì, hãy báo ngay cho bác sĩ hay đến cơ sở y tế để được khảo sát kĩ càng hơn.
Tài liệu tham khảo
http://scienceblog.cancerresearchuk.org/2017/10/12/5-persistent-myths-about-the-causes-of-breast-cancer/

Tác giả và chuyên gia

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Nhận bảng tin từ chúng tôi

LỰA CHỌN CỦA BIÊN TẬP VIÊN

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Có thể bạn quan tâm