Khi mà điện thoại di động và các thiết bị thu phát sóng điện từ nói chung (máy tính bảng, laptop…) đang phổ biến với tốc độ chóng mặt, thì mối lo lắng về độ an toàn của sóng điện từ lên cơ thể hoàn toàn có lý. Dưới đây chúng tôi sẽ xem xét vấn đề: Sóng điện từ tần số radio (trong đó có sóng điện thoại, radio, TV, radar, wifi, Bluetooth, vi ba) có gây ung thư hay không.
Thông điệp chính:
Bài viết đã tham khảo các bàn luận từ Viện Ung thư Quốc gia Mỹ (National Cancer Institute), Hội Ung thư Mỹ (American Cancer Society), Tổ chức Nghiên cứu Ung thư Anh quốc (Cancer Research UK) và các báo cáo khoa học quốc tế có liên quan (ở phần Tài liệu tham khảo).
Các vấn đề sẽ được làm rõ:
Sóng điện từ là loại sóng có cùng bản chất với ánh sáng mà chúng ta thấy bằng mắt thường hằng ngày, hay nói chính xác hơn là ánh sáng thấy được (ánh sáng khả kiến) chính là một loại sóng điện từ.
Khoa học chia sóng điện từ ra thành nhiều loại, dựa trên bước sóng của chúng, hay nói một cách dễ hiểu là dựa trên năng lượng mà chúng mang theo.
Theo đó, năng lượng của các loại sóng điện từ theo chiều tăng dần là:
sóng radio < hồng ngoại < khả kiến < cực tím < tia X < tia gamma
Sóng điện từ có thể được chia ra thành 2 nhóm chính: sóng có khả năng tạo ion (tia X, tia gamma…) hoặc nhóm không có khả năng tạo ion (sóng radio, hồng ngoại,…)
Nguồn ảnh: http://farm3.staticflickr.com/2690/4209533360_517efecd6b_o.jpg
Trong đó:
2. Tại sao phải lo lắng việc sóng điện từ tần số radio có thể gây ung thư hay không?
Có nhiều lý do để suy nghĩ tới việc này, trong đó có 4 lý do chính:
Tổn thương ở cấp độ gene được cho là cần thiết để ung thư phát triển.
Về mặt lý thuyết, sóng điện thoại (và các sóng điện từ tần số radio nói chung) không có khả năng tạo ion, hoặc nói cách khác, năng lượng sóng không đủ năng lượng để tác động lên DNA trong các tế bào, và không có dấu hiệu nào cho thấy nó gây ung thư ở động vật, hoặc tăng tác dụng của các chất gây ung thư được biết ở động vật[1-3].
Ở người, mối quan tâm chính là liệu điện thoại di động có thể gây ra hoặc góp phần hình thành các khối u ở khu vực đầu-cổ không, vì điện thoại di động thu phát sóng mạnh nhất vào lúc nghe gọi, và chúng ta thường không có thói quen dùng tai nghe để trả lời mà áp điện thoại vào vùng đầu để nghe. Các nhà nghiên cứu đã thực hiện một số dạng nghiên cứu dịch tễ học (nghiên cứu về tình trạng sức khỏe và các yếu tố ảnh hưởng) để xem xét mối liên hệ với loại khối u[4], bao gồm:
Một vài nghiên cứu, khi xem xét tới vấn đề tác hại khi bỏ điện thoại vào túi, cũng đã đi tìm liên hệ giữa điện thoại di động với một số ung thư khác như ung thư da, ung thư tinh hoàn.
Đã có nhiều nghiên cứu về vấn đề này, nhưng đa số là nghiên cứu quy mô nhỏ, không đủ tính đại diện, hoặc có vấn đề ngay từ trong khâu thiết kế thí nghiệm. Tuy nhiên, có 3 nghiên cứu rất lớn đã được thực hiện, có thể giúp cho chúng ta một cái nhìn rõ ràng hơn, mặc dù chúng vẫn còn một số vấn đề.
a. Nghiên cứu Interphone
Đây là nghiên cứu có kiểm soát lớn nhất từ trước đến nay về vấn đề sóng điện từ với sức khỏe. Nghiên cứu diễn ra trên 13 nước, với sự tham gia của hơn 5000 người bị u não (cả lành tính và ác tính) có sử dụng điện thoại, và một nhóm tương tự nhưng không bị khối u nào. Hầu hết các kết quả phân tích không tìm thấy một mối liên hệ rõ ràng nào giữa lượng thời gian sử dụng điện thoại và bệnh u não. Một báo cáo gần đây của nghiên cứu này chỉ ra có 1 sự tăng nhẹ về khả năng bị u não ác tính ở khoảng 10% người dùng điện thoại nhiều nhất. Nhưng một báo cáo khác lại chỉ ra rằng những người sử dụng điện thoại ít lại giảm nguy cơ ung thư não so với những người hầu như không sử dụng[5-7]. Một nghiên cứu cũng chỉ ra là không có mối liên hệ nào giữa vị trí bị u não với vùng não tiếp xúc với sóng điện thoại nhiều nhất[8].
Tuy nhiên, hạn chế lớn nhất của phương pháp nghiên cứu này là nó dựa trên lời khai của người được khảo sát. Không có gì chắc chắn họ sẽ nhớ chính xác, hoặc không bị ảnh hưởng bởi các tin đồn về việc sử dụng điện thoại có liên quan tới u não.
b. Nghiên cứu Thuần tập Đan Mạch (The Danish National Cohort Study, DANCOS)
Nghiên cứu này so sánh hóa đơn thanh toán điện thoại của hơn 358 000 người dùng, từ năm 1982 tới 1995, với số liệu tỷ lệ mắc u não từ Trung tâm Ung thư Đan Mạch. Các báo cáo mới nhất thậm chí theo dõi người dùng đến năm 2007. Kết quả không thấy mối liên hệ nào, dù ở người đã dùng điện thoại suốt 13 năm[9-11].
Tuy nhiên, phương pháp nghiên cứu này không thể đo lường tần suất sử dụng điện thoại của người dùng, hay kiểm chứng việc người đăng kí điện thoại có dùng hay không. Một điều đáng nghi ngờ nữa là mặc dù các điện thoại di động thế hệ trước có chỉ số hấp thu riêng (SAR) thường cao hơn, nhưng ngày nay người dùng lại sử dụng điện thoại nhiều hơn, nên rất khó so sánh.
c. Nghiên cứu Triệu Phụ Nữ (The Million Women Study)
Đây là nghiên cứu dựa trên báo cáo của 800 000 phụ nữ ở Vương quốc Anh trong suốt 7 năm. Kết quả cho thấy, chỉ có một sự tăng về khả năng bị các khối u lành tính ở các dây thần kinh kết nối não với tai (neuromas acoustic) ở những người dùng điện thoại trên 5 năm. Tuy nhiên, một báo cáo khác lại không thấy mối liên hệ nào ở cả phụ nữ lẫn đàn ông với loại khối u này, trong giai đoạn 1998 đến 2008, mặc dù lượng sử dụng điện thoại di động tăng đột biến[12].
Các kết quả nghiên cứu trên cho thấy, vấn đề mối liên hệ giữa sóng điện thoại và các loại u thần kinh là không rõ ràng, một phần vì rất khó để đo lường các tác hại này.
Cơ quan Nghiên cứu Quốc tế về Ung thư (IARC) là một phần của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO). Mục tiêu chính của tổ chức này là để xác định nguyên nhân gây ung thư. IARC đã phân loại các sóng điện từ ở tần số radio “có thể gây ung thư cho con người” (nhóm 2B), dựa trên bằng chứng, mặc dù còn hạn chế, về khả năng tăng nguy cơ u não trong những người dùng điện thoại di động thường xuyên và thời gian dài, và không đủ bằng chứng với nhiều loại ung thư khác. Thời gian dài và thường xuyên ở đây được xem xét là khoảng 30 phút mỗi ngày trong suốt 10 năm[13].
Đối với các loại sóng điện từ tần số radio khác, IARC đánh giá rằng các bằng chứng không đủ mạnh để đưa ra cảnh báo ung thư nào[13].
Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA) quy định sự an toàn của các thiết bị phát ra bức xạ như điện thoại di động tại Hoa Kỳ: “Phần lớn các nghiên cứu được công bố đã không cho thấy mối liên quan nào giữa việc tiếp xúc với sóng cao tần từ điện thoại di động với các vấn đề sức khỏe”[14].
Theo Viện Quốc gia về Khoa học Sức khỏe Môi trường (NIEHS), hiện đang tiến hành các nghiên cứu về ảnh hưởng sức khỏe có thể có của điện thoại di động: Bằng chứng khoa học hiện tại đã không đưa được liên kết đáng thuyết phục giữa sử dụng điện thoại di động với bất kỳ vấn đề về sức khỏe, nhưng cần nghiên cứu thêm[15].
Theo Viện Ung thư Quốc gia Mỹ (NCI): Các nghiên cứu cho đến nay không chỉ ra một liên hệ nào giữa việc sử dụng điện thoại di động và ung thư não, thần kinh, hoặc các mô khác ở vùng đầu cổ. Tuy nhiên, vần có thêm nhiều nghiên cứu, khi mà công nghệ điện thoại di động và cách mọi người sử dụng điện thoại di động đang thay đổi nhanh chóng[16].
Cho đến nay, các nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc phơi nhiễm với sóng điện từ tần số radio hầu như không có khả năng gây ung thư, trừ khi bạn sử dụng điện thoại di động (nghe bằng các áp vào tai) thời gian dài và thường xuyên.
Tất nhiên, chúng ta vẫn chưa thể hoàn toàn chắc chắn về những tác động lâu dài hơn 10 năm. Và chưa có đủ nghiên cứu về cách sử dụng điện thoại di động có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ em.
Một thống kê hệ thống của WHO dựa trên hơn 60 nghiên cứu trên thế giới, cho thấy tác dụng xấu của sóng điện từ tần số radio lên sức khoẻ nói chung là không rõ ràng[17]. Tất nhiên, điều đó không đồng nghĩa với việc chắc chắn sóng điện từ tần số radio là không có hại, và các nghiên cứu thời gian dài hơn vẫn cần được tiếp tục. Nhưng điều này cũng có thể tạm thời xua tan nỗi lo về tác hại của nó.
Đó là chưa kể tới việc sử dụng smartphone thời gian dài có thể gây các bệnh liên quan đến thoái hóa đốt sống lưng và cổ, theo một số nghiên cứu gần đây[18], và các hệ lụy liên quan về mặt xã hội.
Phòng bệnh hơn chữa bệnh, chúng tôi khuyên bạn:
Chịu trách nhiệm thông tin: Nguyễn Cao Luân.
Cố vấn khoa học: Tiến sĩ Nguyễn Hồng Vũ.
Lần cuối xem xét khoa học: 14/6/2017.
Lần cuối chỉnh sửa: 14/4/2016.
Tài liệu tham khảo: