Ung thư thận là một trong 10 loại ung thư phổ biến nhất ở cả nam giới và nữ giới. Chỉ riêng ung thư biểu mô thận đã chiếm 2% tổng số các loại ung thư trên toàn thế giới (4). Ung thư biểu mô thận có nguồn gốc từ phần vỏ thận và chiếm 80-85% tỉ lệ các loại u ác tính ở thận (4). Tỉ lệ mắc ung thư giữa hai giới cũng có sự khác biệt, ở khu vực Bắc Mĩ và Scandinavians, tỉ lệ mắc ở nam là 20% và ở nữ là 10%, do đó có thể thấy nam có nguy cơ mắc ung thư biểu mô thận cao hơn nữ (5).
Tỉ lệ tử vong do ung thư thận nói chung trong năm 2000 được ước tính có thể đạt ngưỡng 100,000 người (6)
Thận bao gồm hai cơ quan hình hạt đậu, mỗi bên bằng kích thước của một nắm tay, nằm hai bên của cột sống và được bảo vệ phía trên bằng các xương sườn 11 và 12.
Chức năng chính của thận là lọc máu và giúp cơ thể loại bỏ lượng nước, muối và các sản phẩm dư thừa qua nước tiểu. Nước tiểu đi ra qua một đường ống dài, mảnh gọi là niệu quản đến bàng quang. Nước tiểu được lưu lại ở bàng quang cho đến khi cơ thể thải ra ngoài bằng việc đi tiểu. Ngoài ra, thận còn tạo ra các hóc-môn renin giúp kiểm soát huyết áp và erythropoietin giúp tạo mới hồng cầu.
Cơ thể người bình thường có hai thận nhưng chúng ta vẫn có thể sống nếu như chỉ có một thận, hoặc cần chạy thận nhân tạo (lọc máu) nếu không có quả thận nào (hoặc trường hợp thận không còn chức năng).
Loại ung thư thận phổ biến nhất là ung thư tế bào biểu mô thận (Renal Cell Carcinoma – RCC). Giống như các loại ung thư khác, RCC thường rất nhỏ trong thời gian đầu và lớn dần qua thời gian. Ban đầu chỉ là một khối u đơn độc trong thận nhưng u sẽ nhanh chóng tăng dần về kích thước và phát triển rộng ra. Một thận có thể tồn tại nhiều khối u, và khối u có thể tồn tại ở cả hai bên thận.
Có nhiều phân nhóm ung thư tế bào biểu mô thận (RCC) dựa trên đặc điểm hình thái tế bào ung thư trên kính hiển vi. Phân nhóm ung thư tế bào biểu mô thận hỗ trợ điều trị một cách hiệu quả, đồng thời còn có ý nghĩa trong việc chẩn đoán tính di truyền của bệnh. Các loại ung thư tế bào biểu mô thận bao gồm (7):
Ngoại trừ nhóm ung thư tế bào biểu mô thận, còn có các loại ung thư thận khác như:
Hình 1: Xu hướng các loại ung thư thận niệu (ở nam) theo lứa tuổi từ năm 1979 đến 2012 (trên 100 000 người) tại Đài Loan (8)
Hình 2: Xu hướng các loại ung thư thận niệu (ở nữ) theo lứa tuổi từ năm 1979 đến 2012 (trên 100 000 người) tại Đài Loan (8)
Đến nay, nguyên nhân chính xác gây ra ung thư thận vẫn còn là một ẩn số, nhưng các yếu tố nguy cơ gây ung thư thận đã được các nhà khoa học chứng minh như:
Yếu tố về lối sống và nghề nghiệp
Yếu tố di truyền
Ngoài ra còn có các yếu tố nguy cơ khác như:
Ung thư thận giai đoạn sớm thường không gây bất kì triệu chứng hay dấu hiệu nào, tuy nhiên khi ung thư dần phát triển qua thời gian, bệnh nhân có thể nhận thấy một số triệu chứng như:
Các triệu chứng kể trên có thể bị chồng lấp với các nguyên nhân lành tính khác, do đó bạn nên đi khám và làm những xét nghiệm nếu nghi ngờ ung thư thận càng sớm càng tốt.
Các xét nghiệm máu và nước tiểu không thể khẳng định ung thư thận, nhưng đôi khi lại có thể mang lại những thông tin cho chẩn đoán sơ bộ về tình trạng sức khỏe tổng quát của bệnh nhân.
Đôi khi, xét nghiệm máu, nước tiểu và chẩn đoán hình ảnh không thể chẩn đoán được liệu có hay không có ung thư, do đó chúng ta cần xác định qua sinh thiết. Có hai loại sinh thiết: Chọc hút qua kim nhỏ (fine needle aspiration- FNA) và sinh thiết lõi (core needle biopsy- CNB). FNA là sử dụng kim mảnh xuyên qua da đế sinh thiết dịch hay mẩu mô nhỏ. CNB là sử dụng một ống kim có lõi trụ bên trong, mô sinh thiết được sẽ có hình trụ.
Điểm mấu chốt quyết định hướng điều trị ung thư thận là loại ung thư, giai đoạn ung thư, ngoài ra cần cân nhắc các yếu tố khác như tình trạng sức khoẻ chung của bệnh nhân, tác dụng phụ của điều trị, khả năng lành bệnh và tái phát
Trong phần này chúng ta sẽ bàn về điều trị của loại ung thư phổ biến nhất là ung thư tế bào biểu mô thận (RCC), bao gồm năm loại:
Phẫu thuật là phương pháp cơ học để loại bỏ khối u ra khỏi cơ thể, bao gồm các phân nhóm:
Cơ thể người có thể sống được nếu như chỉ còn một thận, nhưng nếu cả hai thận bị cắt bỏ hoặc không hoạt động, bệnh nhân cần phải chạy thận để đảm bảo chức năng lọc máu cho cơ thể, ngoài ra còn có thể ghép thận, tuy nhiên tìm được thận ghép phù hợp và vấn đề về kinh phí là một gánh nặng cho cả người bệnh và gia đình.
Xạ trị là phương pháp sử dụng tia X năng lượng cao để tiêu diệt tế bào ung thư hoặc hạn chế sự phát triển của tế bào ung thư. Trong quá trình xạ trị sẽ sử dụng thuốc để giảm triệu chứng đồng thời tăng chất lượng cuộc sống cho bệnh nhân.
Hóa trị là phương pháp sử dụng thuốc để ngừng sự phát triển của tế bào ung thư, có thể là giết tế bào hoặc kìm sự phân chia của tế bào. Khi thuốc được đưa vào cơ thể qua đường uống hoặc tiêm mạch hoặc tiêm bắp, thuốc sẽ đi vào dòng máu và đến vị trí của tế bào ung thư, do đó hóa trị mang tính chất hệ thống (toàn cơ thể – systemic chemotherapy)
Liệu pháp miễn dịch là phương pháp điều trị sử dụng thuốc nhằm kích thích hệ thống miễn dịch của bệnh nhân, nhận biết tế bào ung thư và chiến đấu với tế bào ung thư. Các chất miễn dịch sẽ hình thành tự nhiên từ cơ thể người hoặc sản xuất nhân tạo từ các phòng thí nghiệm. Một số loại thuốc đang được sử dụng hiện nay bao gồm thuốc ức chế PD-1 (Pembrolizumab – tên thương mại Keytruda, Nivolumab – tên thương mại Opdivo), thuốc ức chế PD-L1 (Avelumab), thuốc ức chế CTLA-4 (Ipilimumab). Hiện phương pháp này vẫn đang được nghiên cứu thêm.
Liệu pháp nhắm trúng đích sử dụng thuốc hoặc các chất nhân tạo được xác định và tấn công tế bào ung thư mà không làm tổn hại đến tế bào bình thường trong cơ thể. Hiện nay để điều trị ung thư biểu mô thận, các chuyên gia sử dụng tác nhân kháng tạo mạch máu (antiangiogenic agents), tác nhân kháng tạo mạch máu sẽ khiến cho tế bào ung thư không thể hình thành mạch máu, do đó không thể lấy dinh dưỡng từ máu và ngừng phát triển hoặc chết. Một số loại thuốc được sử dụng hiện nay như Sunitinib (Sutent) nhằm kháng tạo mạch và ức chế protein tăng trưởng trong tế bào ung thư, một số loại tương tự như Sorafenib (Nexavar), Pazopanib hoặc một số loại chỉ có tác dụng kháng tân tạo mạch như Cabozantinib (Cabometyx), Bevacizumab (Avastin)…
Hiện nay với sự tiến bộ của khoa học kĩ thuật, đang có thêm nhiều phương pháp và kĩ thuật mới nhằm chẩn đoán sớm ung thư nói chung và ung thư thận niệu nói riêng. Tuy nhiên, việc điều trị ung thư lại phần lớn dựa trên tình trạng cơ thể người bệnh, bệnh lý nền và giai đoạn ung thư. Ba yếu tố kể trên có liên quan mật thiết đến lối sống của người bệnh, từ đó nâng tầm quan trọng của dinh dưỡng, thể thao, khám sức khỏe định kỳ cũng như tuân thủ điều trị các bệnh lý nền. Ung thư thận không chỉ khó trong việc chẩn đoán, điều trị mà còn có ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống sau này của bệnh nhân.
Chịu trách nhiệm nội dung: BS. Trần Thuỵ Hương Quỳnh, Đại học y khoa Kansai, Cộng tác viên Ruy Băng Tím
Góp ý nội dung:
TS. Lê Anh Phương, Đại học Quốc gia Singapore, Singapore
Nguyễn Hồng Vũ, TS, Viện nghiên cứu City of Hope, California, USA
Nguyễn Thị Kim Thương, BS Y học cổ truyền, Ban Y học Ruy Băng Tím
Lần cuối chỉnh sửa nội dung: 27/05/2020
Tài liệu tham khảo
Hung, C. F., Yang, C. K., & Ou, Y. C. (2016). Urologic cancer in Taiwan. Japanese journal of clinical oncology, 46(7), 605-609.