Các loại hạt (Nuts) là một thành phần quan trọng trong chế độ ăn Địa Trung Hải (MedDiet) và là một nguồn giàu các axit béo không no, chất xơ, axit alpha-linoleic (ALA), omega-3, protein, vitamin E, B6, và các dưỡng chất như folate, selen, magiê, và chất chống oxy hóa –polyphenol [1]. Polyphenol là những chất chuyển hóa có chứa vòng benzen với một hoặc nhiều nhóm hydroxyl đính kèm, trong đó bao gồm axit phenolic, flavonoid, stilbene, và curcuminoid [2]. Trong nghiên cứu trong ống nghiệm và trên mô sống cho thấy một số axit phenolic, chẳng hạn như axit anacardic được tìm thấy trong vỏ hạt điều [2] và acid ellagic chứa trong quả óc chó và quả hồ đào có khả năng phòng chống ung thư [2]. Bên cạnh đó còn có carotenoid, dù chỉ chiếm một lượng nhỏ trong các loại hạt những lại có tác dụng phòng chống ung thư nhờ vào khả năng chống oxy hóa [2].
Ngày càng có nhiều nghiên cứu trên thế giới nhằm tìm ra sự liên kết giữa việc tiêu thụ các loại hạt hàng ngày và tác dụng làm giảm nguy cơ phát triển ung thư, bệnh tim và các bệnh khác.
TÁC DỤNG
Một loạt các nghiên cứu được trình bày tại hội nghị Sinh học Thực nghiệm năm 2015 ở Boston cho thấy quả óc chó và các loại hạt khác có nhiều tiềm năng trong việc thúc đẩy sức khỏe và tuổi thọ.
Ung thư đại tràng: Lần đầu tiên, các nhà nghiên cứu báo cáo rằng các thành phần của các loại hạt có ảnh hưởng đến các tế bào ung thư ruột kết. Nghiên cứu được tiến hành bởi Ban Khoa học dinh dưỡng và Quản lý thực phẩm tại Đại học Ewha Woman Hàn Quốc cho thấy, chiết xuất từ quả óc chó làm rút ngắn thời gian tồn tại của tế bào gốc ung thư. Kết quả cho thấy việc tiêu thụ quả óc chó có thể là một sự bổ sung hữu ích cho liệu pháp điều trị bệnh ung thư ruột kết [3].
Sức khỏe tim mạch: Các chuyên gia y tế với các Sở Y Dinh dưỡng và nội bộ tại Đại học California-Davis tìm thấy phụ nữ sau mãn kinh có hàm lượng cholesterol cao đã ăn gần hai ounce hạt một ngày (tương đương 57 gram) đã có những cải thiện đáng kể trong chức năng mạch máu – một thước đo tổng thể sức khỏe tim mạch – có thể do các axit béo không bão hòa đa trong các loại hạt. Hơn nữa, các nghiên cứu dịch tễ học và thử nghiệm lâm sàng đã cho thấy rằng tiêu thụ các loại hạt thường xuyên giúp giảm các yếu tố nguy cơ gây bệnh tim mạch, chẳng hạn như rối loạn lipid máu, bệnh tiểu đường loại 2, và các bệnh về rối loạn chuyển hóa [1].
Các bệnh về não liên quan đến tuổi tác : Các nhà khoa học thuộc Trung tâm nghiên cứu dinh dưỡng ở Người cao tuổi tại Đại học Tufts cho thấy những con chuột thí nghiệm được cho ăn một chế độ ăn uống bao gồm các loại hạt có tác dụng bảo vệ các khu vực quan trọng trên não gắn liền với khả năng ghi nhớ, nhận thức, và tinh thần. Mặc dù là nghiên cứu trên động vật, các nhà nghiên cứu tin rằng các cơ chế đó cũng diễn ra tương tự trên não người [4].
Sức khỏe tiêu hóa: Một nghiên cứu của Khoa sinh lý học y khoa tại Trung tâm Khoa học Y tế Louisiana State University cho thấy các loại hạt có tác động đáng kể trên “vi khuẩn có lợi” trong ruột, giúp tăng cường sức khỏe tiêu hóa và sức khỏe tổng thể. Trong thực tế, một chế độ ăn uống hàng ngày có khoảng hai lạng óc chó giúp tăng khả năng tiêu hóa của cơ thể, làm giảm nguy cơ mắc các bệnh mãn tính.
Ngoài ra, một loạt các nghiên cứu lớn – bao gồm cả nghiên cứu của Nurses’ Health Study trên 76.464 phụ nữ, Nghiên cứu của Health Professionals Follow-Up Study trên 42.498 nam giới, và thử nghiệm lâm sàng ở Tây Ban Nha ở những người có chế độ ăn Địa Trung Hải có bổ sung thêm các loại hạt – tất cả đều cho thấy tiêu thụ nhiều loại hạt sẽ giúp giảm nguy cơ chết vì bệnh ung thư, bệnh tim, đột quỵ [5].
Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) ủng hộ việc tiêu thụ bổ sung các loại hạt trong chế độ ăn uống hàng ngày để tăng cường sức khỏe tim mạch.
KHUYẾN CÁO KHOA HỌC
Các loại hạt cung cấp nhiều dưỡng chất có lợi cho sức khỏe, chẳng hạn như protein, chất béo không bão hòa, chất xơ, vitamin, khoáng chất và các vi chất dinh dưỡng khác, nhưng chúng cũng có thể có tác dụng phụ, chủ yếu dưới dạng các phản ứng dị ứng. Theo Đại học Chicago Pritzker School of Medicine, đậu phộng xếp hạng thứ ba trong số các dị ứng thực phẩm phổ biến nhất ở trẻ nhỏ và các phản ứng dị ứng phổ biến nhất ở trẻ lớn và người lớn. Các triệu chứng thường gặp có thể xuất hiệu ở mức độ nhẹ như khó chịu trong người hoặc nặng thì có thể tử vong.
Bên cạnh đó, phản ứng xuất hiện ở da do dị ứng thực phẩm. Phản ứng da điển hình bao gồm phát ban, sưng mặt, đặc biệt là vùng xung quanh mắt hoặc miệng, phát ban, ngứa, cảm giác ngứa ran trong miệng hay đỏ. Theo Đại học Chicago, 51% người bị dị ứng với đậu phộng bị sưng mặt, còn gọi là phù mạch, 47% nổi mề đay. Một số người bị lở loét – nhỏ, loét miệng đau – khi họ ăn quả óc chó.
Phản ứng cũng có thể xảy ra ở đường tiêu hóa với các triệu chứng như đau bụng, tiêu chảy, buồn nôn.
Ngoài ra, các phản ứng dị ứng còn có thể ảnh hưởng đến đường hô hấp như hắt hơi, chảy nước mũi hoặc ho. Phản ứng dị ứng đường hô hấp do hạt có thể gây ra tác dụng phụ cũng như đe dọa tính mạng thường có triệu chứng sưng ở họng và đường hô hấp, có thể gây khó thở hoặc thở khò khè.
Theo Hướng dẫn chế độ ăn uống ở Úc 2013, 30g các loại hạt trong một phần ăn hàng ngày có cả thịt, cá, gia cầm, trứng và các loại đậu có thể làm giảm tỉ lệ mắc các bệnh về tim mạch (như nhồi máu cơ tim, đột quỵ và tử vong do nguyên nhân tim mạch), giảm tỉ lệ mắc bệnh tiểu đường và các bệnh về rối loạn chuyển hóa [7].
Mời xem thêm: 5 nguyên tắc cơ bản trong ăn uống phòng ung thư
Nguồn tham khảo: Eating Nuts Every Day Cuts Cancer Risk: Researchers.
Eating Nuts Cuts Cancer Risk: Researchers
Nuts and Health. Nutrion Australia. nuts-and-health.
Side Effects of Eating Nuts. Sharon Perkins (2015). Side-Effects-of-Eating-Nuts
Lần cuối xem xét khoa học: 29/08/2016
Lần cuối chỉnh sửa: 7/9/2016
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Marta Guasch-Ferré, Mònica Bulló, Miguel Ángel Martínez-González, Emilio Ros,Dolores Corella, Ramon Estruch, Montserrat Fitó, Fernando Arós, Julia Wärnberg, Miquel Fiol, José Lapetra, Ernest Vinyoles, Rosa Maria Lamuela-Raventós, Lluís Serra-Majem, Xavier Pintó, Valentina Ruiz-Gutiérrez, Josep Basora and Jordi Salas-Salvadó. Frequency of nut consumption and mortality risk in the PREDIMED nutrition intervention trial. BMC Medicine 201311:164. DOI: 10.1186/1741-7015-11-164.
Marco Falasca, Ilaria Casari, Tania Maffucci. Cancer Chemoprevention With Nuts. DOI: 10.1093/jnci/dju238.
Kim YS, Choi SW, Min SJ, Lee J, Kim Y. Walnut Phenol Extracts Inhibit Stemness of Colon Cancer Stem Cells in Vitro. FASEB JApril 2015 29:752.10.
Poulose S, Bielinski D, Crott J, Roe A, Thangthaeng N, Shukitt-Hale B. Effects of Aging and Walnut-Rich Diet on DNA Methylation and Expression of Immediate-Early Genes in Critical Brain Regions. FASEB JApril 2015 29:749.7.
Byerley L, Ponder M, Lorenzo B, Banks S, Taylor C, Luo M, Blanchard E, Welsh D. Walnut Consumption Changes the Relative Abundance of Bacteroidetes and Firmicutes in the Gut.FASEB JApril 2015 29:1006.1.
Holt R, Yim SJ, Shearer G, Keen C, Djurica D, Newman J, Hackman R. The Change in Human Microvascular Function and its Relationship to Plasma Epoxide Content After Short-Term Walnut Intake. FASEB J April 2015 29:923.9.
National Health and Medical Research Council (2013) Australian Dietary Guidelines. Canberra: National Health and Medical Research Council.