Tỏi là một gia vị quen thuộc đối với mọi người. Tỏi (danh pháp hai phần: Allium sativum) là một loài thực vật thuộc họ Hành, nghĩa là có họ hàng với hành tây,hành ta, hành tím, tỏi tây, v.v… và cũng được con người sử dụng làm gia vị, thuốc, rau như những loài họ hàng của nó vì hàm lượng lưu huỳnh cao. Ngoài lưu huỳnh, tỏi cũng chứa arginine, oligosaccharides, flavonoid, và selen… tất cả đều có lợi cho sức khỏe (1).
Mùi đặc trưng và hương vị của tỏi đến từ các hợp chất lưu huỳnh được hình thành từ allicin, tiền thân chính của các hợp chất sinh học của tỏi, được hình thành khi củ tỏi được cắt nhỏ, nghiền nát, hoặc bị hư hỏng (2).
Ăn tỏi giúp giảm nguy cơ ung thư
Đã có nhiền nghiên cứu cho thấy việc ăn tỏi có liên hệ tới việc giảm nguy cơ của một số loại ung thư, bao gồm ung thư dạ dày, ruột già, thực quản, tuyến tụy và tuyến vú. Việc tiêu thụ tỏi hằng ngày càng nhiều thì càng giảm nguy cơ (19, 20, 21, 22, 23, 24, 25).
Một phân tích tổng hợp kết quả của 7 nghiên cứu cho thấy, việc dùng tỏi sống và tỏi nấu chín càng nhiều càng làm giảm nguy cơ ung thư dạ dày và đại trực tràng (4).
Bên cạnh đó, một vài nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng đã chứng minh tác dụng chống ung thư tiềm năng của tỏi. Ba thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên đã đánh giá hiệu quả của việc ăn tỏi đối với nguy cơ ung thư dạ dày. Trong một nghiên cứu, trong đó liên quan đến hơn 5.000 người đàn ông và phụ nữ Trung Quốc có nguy cơ cao đối với bệnh ung thư dạ dày, các nhà nghiên cứu so sánh hiệu quả của việc kết hợp của 200 mg allitridum tổng hợp (tách chiết từ tỏi được sử dụng như một loại thuốc ở Trung Quốc hơn 3.000 năm) hàng ngày và 100 microgram selen mỗi ngày dùng với giả dược trong 5 năm. Ở nhóm sử dụng allitridum và selen, nguy cơ cho hình thành tất cả các khối u giảm 33 phần trăm và nguy cơ ung thư dạ dày đã giảm 52 phần trăm so với nhóm chỉ nhận được giả dược (11). Ngược lại, những phát hiện từ một thử nghiệm ngẫu nhiên có liên quan đến các cá nhân bị tổn thương dạ dày giai đoạn tiền ung thư cho thấy bổ sung tỏi (tỏi chiết 800 mg cộng với 4 mg dầu tỏi được chưng cất hơi nước hàng ngày) không cải thiện được tỷ lệ (số trường hợp hiện có) của tổn thương dạ dày giai đoạn tiền ung thư hoặc giảm tỷ lệ (số trường hợp mới) ung thư dạ dày (12). Một nghiên cứu ngẫu nhiên thứ ba ở Nhật Bản so sánh hiệu quả hàng ngày liều cao (2,4 ml) và liều thấp (0,16 ml) chiết xuất từ tỏi sau 6 và 12 tháng sử dụng ở những cá nhân có u tuyến đại trực tràng (khối u không phải ung thư). Vào cuối tháng 12, 67% ở nhóm tiêu thụ liều thấp phát triển u tuyến mới so với 47% trong nhóm sử dụng liều cao (13).
Cơ chế ngăn ngừa ung thư của tỏi
Khẳ năng phòng ngừa ung thư của tỏi có thể sinh ra từ đặc tính kháng khuẩn của nó (14) hoặc từ khả năng ngăn chặn sự hình thành các chất gây ung thư (15), ngăn chặn sự hoạt hóa của các chất gây ung thư (16), tăng cường sửa chữa DNA (17), giảm tăng sinh tế bào, hoặc dẫn đến sự chết tế bào (8).
Hàm lượng tỏi cần ăn để có tác dụng phòng ung thư
Mặc dù các thử nghiệm cho thấy khả năng giảm nguy cơ ung thư của tỏi, nhưng các nghiên cứu lại không cho thấy độ lặp lại về hàm lượng và tần suất sử dụng tỏi. Đồng thời không thể xác định rõ khi sử dụng tỏi một mình hoặc kết hợp với các thành phần dinh dưỡng khác mới có thể có tác dụng mạnh nhất.
Nhiều tổ chức y tế và nghiên cứu ung thư lớn trên thế giới đều công nhận tỏi là một trong nhiều loại thực phẩm tự nhiên với đặc tính chống ung thư tiềm năng, tuy nhiên rất khó để đưa ra lời khuyên chính xác về hàm lượng tỏi cần dùng, hơn nữa bởi vì tất cả các chế phẩm từ tỏi không giống nhau, do đó rất khó để xác định chính xác lượng tỏi cần thiết để giảm nguy cơ ung thư. Các hợp chất hiện diện trong tỏi có thể mất hiệu quả do thời gian xử lý và chế biến cũng là một lí do nữa để khó đưa ra lời khuyên chính xác.
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) hướng dẫn nâng cao sức khỏe tổng quát cho người lớn bằng cách sử dụng hàng ngày từ 2-5 g tỏi tươi (khoảng một cây đinh hương); 0,4-1,2 g bột tỏi khô; 2-5 mg dầu tỏi hoặc 300 đến 1.000 mg chiết xuất từ tỏi.
Các lưu ý khi sử dụng tỏi
Mặc dù tỏi được sử dụng một cách an toàn trong nấu ăn, nhưng nếu tiêu thụ quá mức có thể gây ra một số tác dụng phụ, ngoài ra còn dẫn đến hơi thở và cơ thể có mùi mạnh (3, 18). Tỏi đôi khi gây dị ứng có thể dao động từ mức độ kích thích nhẹ đến những vấn đề có khả năng đe dọa tính mạng. Một số nghiên cứu trên động vật và con người cho thấy rằng tỏi có thể làm giảm lượng đường trong máu và tăng lượng insulin.
Củ tỏi đôi khi có thể bị nhiễm vi khuẩn Clostridium botulinum. C. botulinum có thể phát triển và sản xuất độc tố botulinum trong dầu tỏi không được lạnh và không chứa các tác nhân kháng khuẩn.
Ngoài ra, bỏng hóa học, viêm da tiếp xúc, và hen phế quản có thể xảy ra khi sử dụng tỏi trên da. Những người bị các bệnh dạ dày như viêm loét bao tử không nên ăn tỏi, vì nó có thể làm trầm trọng thêm tình trạng này hay dẫn đến những vấn đề mới (3).
TỔNG KẾT
- Tiềm năng về phòng ngừa ung thư của tỏi là rõ ràng, chỉ có hàm lượng chính xác nên sử dụng mỗi ngày là bao nhiêu thì chưa thể đưa ra được.
- Nói chung, dùng tỏi sống và tỏi nấu chín càng nhiều, càng giảm nguy cơ nhiều loại ung thư, tuy nhiên không nên lạm dụng quá nhiều vì có thể gây ra các tác dụng phụ không mong muốn.
- Dùng tỏi sạch để tránh tình trạng tỏi bị nhiễm khuẩn dẫn đến ngộ độc thực phẩm.
- Hãy bổ sung tỏi vào bữa ăn hằng ngày, kết hơp với một chế độ ăn uống đa dạng và thể dục hợp lý để phòng ngừa ung thư, góp phần cải thiện sức khỏe của bản thân và gia đình bạn.
Tài liệu tham khảo
Nguồn dịch: National Cancer Institute USA, Garlic and Cancer Prevention. http://www.cancer.gov/about-cancer/causes-prevention/risk/diet/garlic-fact-sheet