Giới thiệu
Đối với bệnh ung thư, một khi tình trạng di căn đã xảy ra thì khả năng chữa khỏi là rất thấp. Chính vì vậy, việc phát hiện sớm là chìa khóa để giảm tử vong do ung thư.
1. Đánh giá đột biến DNA:
Những thách thức của phương pháp này là phải giải quyết các điểm sau: cần đủ căn cứ để cho phép phát hiện một số lượng lớn các bệnh ung thư. Thứ hai: phát hiện các đột biến có tỷ lệ thấp. Thứ ba, giảm thiểu tín hiệu không chính xác hay dương tính giả và thứ tư xét nghiệm phải giảm thiểu về chi phí. Kết quả cho thấy khả năng phát hiện tối đa của DNA tuần hoàn trong máu (ctDNA) thay đổi theo loại khối u, từ 60% đối với ung thư gan đến 100% đối với ung thư buồng trứng. Phương pháp cho phép phát hiện các đột biến hiếm gặp dự kiến sẽ xuất hiện trong ctDNA huyết tương. Hơn nữa, trong phương pháp này, lượng DNA thu được từ huyết tương được phân chia thành nhiều phần nhỏ và thực hiện các xét nghiệm độc lập, việc này giúp dễ phát hiện các đột biến hơn. Bảng sau đây là các gen có mang những đột biến được sử dụng trong phương pháp này:TP53 | PTEN |
BRAF | NRAS |
KRAS | HRAS |
GNAS | EGFR |
AKT1 | FGFR2 |
APC | PIK3CA |
CDKN2A | CTNNB1 |
FBXW7 | PPP2R1A |
2. Đánh giá những biến đổi Protein ung thư:
Thành phần thứ hai của CancerSEEK dựa trên các chỉ thị sinh học protein. Các nghiên cứu trước đây đã chỉ ra rằng phần lớn các khối u giai đoạn sớm không phát hiện thấy được các ctDNA, ngay cả khi các kỹ thuật cực kỳ nhạy được sử dụng. Tám protein sau đã được chứng minh là đặc biệt hữu ích cho việc chẩn đoán ung thư:CA-125 |
CA19-9 |
CEA |
HGF |
Myeloperoxidase |
OPN |
Prolactin |
TIMP-1 |
