Bạn có biết rằng có hơn 14 triệu ca ung thư mới mắc được chẩn đoán trên toàn thế giới mỗi năm? Và xạ trị có thể làm tăng khả năng chữa khỏi bệnh ung thư cho khoảng 3.5 triệu người cũng như giúp điều trị triệu chứng, tăng cường chất lượng cuộc sống cho khoảng 3.5 triệu người khác. Nhiều nghiên cứu đã cho thấy khoảng 50% số bệnh nhân mắc ung thư cần xạ trị và một nửa trong số đó được xạ trị với mục đích chữa khỏi bệnh.
Năm 1895, nhà bác học Roentgen đã phát minh ra tia X, mở ra hàng loạt các phát minh sau đó về các tia phóng xạ có khả năng đi xuyên qua vật chất và gây tác động lên vật thể sống. Xạ trị là một ngành khoa học, ứng dụng những phát minh, hiểu biết về các loại tia hay hạt mang năng lượng cao như tia X, tia Gamma, chùm tia electron hay proton để phá hủy hay làm tổn thương các tế bào ung thư trong cơ thể.
Một tế bào bình thường trong cơ thể sẽ trải qua các giai đoạn chính bao gồm: trưởng thành, phân chia tạo ra các tế bào mới và sau đó sẽ tự động chết đi. Tuy nhiên với tế bào ung thư, chúng trưởng thành và phân chia với tốc độ nhanh hơn và còn có khả năng bất tử, từ đó chúng cứ sinh sôi tạo thành các khối bướu trong cơ thể chúng ta. Xạ trị gây tác động lên DNA trong các tế bào ung thư, làm chúng ngừng phát triển, ngừng phân chia và chết đi. Điều đáng lưu ý là các tế bào bình thường quanh mô bướu cũng có thể bị ảnh hưởng nhưng chúng mau chóng hồi phục và sẽ trở lại hoạt động bình thường.
Ngày nay, xạ trị đã trở thành một trong những phương tiện điều trị chủ lực tại các trung tâm, bệnh viện điều trị ung thư trên toàn thế giới, bất kể là nước phát triển hay đang phát triển. Không giống như hóa trị vì thuốc hóa trị tác động đến toàn bộ cơ thể thì xạ trị chỉ có tác dụng khu trú tại vị trí được chiếu tia mà thôi với mục đích tác động tối đa lên mô bướu và tác động tối thiểu lên mô lành xung quanh. Vẫn có một số phương pháp xạ trị toàn thân tuy không được sử dụng nhiều, bằng cách cho người bệnh uống hoặc truyền tĩnh mạch chất phóng xạ. Các chất phóng xạ này sẽ lưu hành khắp cơ thể nhưng chủ yếu tập trung ở những vùng có tế bào ung thư cho nên cũng ít ảnh hưởng đến các bộ phận khác.
Như đã nói ở phần mở đầu, hơn một nửa bệnh nhân ung thư cần xạ trị. Dưới đây là một số lý do giải thích cho vấn đề này. Mục đích của xạ trị là để:
Với một số loại ung thư mà xạ trị hay phẫu thuật đều mang lại hiệu quả tương đương nhau thì trong một số trường hợp, xạ trị sẽ được ưu tiên lựa chọn hơn vì giúp người bệnh tránh được cuộc mổ cũng như biến chứng sau phẫu thuật, tránh sẹo mổ, bảo đảm tính thẩm mỹ…
Ảnh minh họa.
Xạ trị vốn là một ngành đặc thù, đòi hỏi có sự phối hợp vận động của cả một ekip bao gồm: bác sĩ ung thư chuyên về xạ trị, các kĩ sư vật lý xạ trị, các điều dưỡng và một số kĩ sư bảo trì vận hành máy.
Xạ trị là từ gọi chung, thật ra xạ trị có thể theo nhiều cách khác nhau và nhiều phương pháp xạ trị từ thô sơ đến hiện đại khác nhau, có 3 cách xạ trị thông thường sau đây:
Tuy xạ trị là một trong ba vũ khí điều trị ung thư chính yếu hiện nay, mang lại nhiều lợi ích nhưng vẫn có một số nghi vấn đặt ra xung quanh những tác dụng phụ của xạ trị như:
* Xạ trị có gây ra ung thư về sau hay không?
Câu trả lời là có, xạ trị có làm tăng nhẹ khả năng mắc ung thư về sau. Tuy nhiên khi cân nhắc giữa lợi ích xạ trị mang lại và nguy cơ này thì rõ ràng nguy cơ này là rất nhỏ khi so với lợi ích mà người bệnh có thể đạt được. Và thứ hai, thời gian để phát triển ung thư do xạ trị không phải là một sớm một chiều ngay sau khi xạ trị mà là một khoảng thời gian dài, có hay không có sự cộng hưởng của nhiều yếu tố thuận lợi cho việc phát triển ung thư kèm theo nữa.
Tóm lại, xạ trị là một trong các phương tiện điều trị ung thư chủ yếu hiện nay, góp phần điều trị một số loại ung thư phổ biến hiện nay như ung thư vú, phổi, đại trực tràng, cổ tử cung, tuyến tiền liệt, ung thư vùng đầu cổ… Xạ trị có thể sử dụng đơn thuần hay kết hợp với các phương tiện điều trị khác để nâng cao hiệu quả điều trị. Hơn 50% bệnh nhân ung thư cần xạ trị và một nửa trong số đó được xạ trị với mục đích chữa khỏi bệnh. Xạ trị là hoạt động có kết hợp giữa con người với các loại máy móc hiện đại và ngày càng đang được phát triển nhiều hơn, ra đời nhiều phương pháp xạ trị tối tân hơn giúp điều trị mô bướu tối đa và ảnh hưởng lên mô lành xung quanh một cách tối thiểu.
Tài liệu tham khảo:
Chịu trách nhiệm nội dung: BS Nguyễn Huỳnh Hà Thu
Góp ý nội dung: BS Trần Hoàng Hiệp
Nguyễn Huỳnh Hà Thu
Thành viên Ban Y học
Bác sĩ nội trú chuyên ngành Ung thư, Đại học Y Dược TP HCM
Xin cho tôi hỏi, bệnh nhân ung thư phổi di căn não giai đoạn 4, đã xạ trị não lần 1, xin hỏi sau bao lâu thì xạ trị được lần 2 ạ.
Chào anh. Ruy Băng Tím không tư vấn bệnh online ạ, anh vui lòng tư vấn bác sĩ điều trị chính để có được phác đồ điều trị phù hợp với tình hình thực tế của bệnh nhân. Mong anh và gia đình mọi điều tốt lành.