Caffein là một chất hướng tâm thần có trong cà phê. Đây là một hợp chất có nguồn gốc tự nhiên được tìm thấy ở trong hơn 60 loại thực vật khác nhau như hạt cà phê, lá trà, hạt ca cao và hạt cola.(1) Ngoài thức uống phổ biến mang tên gọi tương tự, ngày nay caffein còn được cho vào các loại trà, nước giải khát và nước tăng lực. Ví dụ như trong mt ly trà xanh hay trà đen 8oz (khoảng 236ml) chứa 30-50mg caffein và một ly cà phê với lượng tương tự chứa 80-100mg caffein (32). Trong một nghiên cứu của tác giả Mahoney (2) vào năm 2019 trên tạp chí Clinical Nutrition khảo sát tại các trường đại học cho thấy, trung bình mỗi ngày một sinh viên nạp vào cơ thể 173 miligram caffein. Mặc dù là một chất được chấp nhận sử dụng rộng rãi trên toàn thế giới, có nhiều nghiên cứu vẫn còn tranh cãi về tính an toàn và tác động lâu dài của caffein. Bài viết dưới đây sẽ sơ lược một số lợi ích tiềm năng cho sức khoẻ cũng như phân tích sâu vào tác dụng phụ của caffein, qua đó giải đáp câu hỏi: “Liệu cà phê có hại cho sức khoẻ không?”
Temple JL, Bernard C, Lipshultz SE, Czachor JD, Westphal JA, Mestre MAJFip. The safety of ingested caffeine: a comprehensive review. 2017;8:80.
Mahoney CR, Giles GE, Marriott BP, Judelson DA, Glickman EL, Geiselman PJ, et al. Intake of caffeine from all sources and reasons for use by college students. 2019;38(2):668-75.
Inoue M, Tsugane SJCnr. Coffee Drinking and Reduced Risk of Liver Cancer: Update on Epidemiological Findings and Potential Mechanisms. 2019;8(3):182-6.
Kim Y, Je Y, Giovannucci E. Coffee consumption and all-cause and cause-specific mortality: a meta-analysis by potential modifiers. Springer; 2019.
Kim B, Nam Y, Kim J, Choi H, Won CJKjofm. Coffee consumption and stroke risk: a meta-analysis of epidemiologic studies. 2012;33(6):356.
Muley A, Muley P, Shah MJCdr. Coffee to reduce risk of type 2 diabetes?: a systematic review. 2012;8(3):162-8.
van Dam RMJAp, nutrition,, metabolism. Coffee consumption and risk of type 2 diabetes, cardiovascular diseases, and cancer. 2008;33(6):1269-83.
Borota D, Murray E, Keceli G, Chang A, Watabe JM, Ly M, et al. Post-study caffeine administration enhances memory consolidation in humans. 2014;17(2):201.
Lucas M, O’Reilly EJ, Pan A, Mirzaei F, Willett WC, Okereke OI, et al. Coffee, caffeine, and risk of completed suicide: results from three prospective cohorts of American adults. 2014;15(5):377-86.
Ferré SJJon. An update on the mechanisms of the psychostimulant effects of caffeine. 2008;105(4):1067-79.
Smith AJF, toxicology c. Effects of caffeine on human behavior. 2002;40(9):1243-55.
Winston AP, Hardwick E, Jaberi NJAiPT. Neuropsychiatric effects of caffeine. 2005;11(6):432-9.
Clark I, Landolt HPJSmr. Coffee, caffeine, and sleep: A systematic review of epidemiological studies and randomized controlled trials. 2017;31:70-8.
Watson EJ, Coates AM, Kohler M, Banks SJN. Caffeine consumption and sleep quality in Australian adults. 2016;8(8):479.
Youngberg MR, Karpov IO, Begley A, Pollock BG, Buysse DJJJoCSM. Clinical and physiological correlates of caffeine and caffeine metabolites in primary insomnia. 2011;7(02):196-203.
Drake C, Roehrs T, Shambroom J, Roth TJJoCSM. Caffeine effects on sleep taken 0, 3, or 6 hours before going to bed. 2013;9(11):1195-200.
Brown S, Cann P, Read NJG. Effect of coffee on distal colon function. 1990;31(4):450-3.
J. Boekema MS, GP van Berge Henegouwen, AJPM Smout, P %J Scandinavian Journal of Gastroenterology. Coffee and gastrointestinal function: facts and fiction: a review. 1999;34(230):35-9.
Nwokediuko SJGr. Gastroesophageal reflux disease: a population based study. 2009;2(3):152.
Lohsiriwat S, Puengna N, Leelakusolvong SJDotE. Effect of caffeine on lower esophageal sphincter pressure in Thai healthy volunteers. 2006;19(3):183-8.
Campana C, Griffin PL, Simon ELJTAjoem. Caffeine overdose resulting in severe rhabdomyolysis and acute renal failure. 2014;32(1):111. e3-. e4.
Iyer PS, Yelisetti R, Miriyala V, Siddiqui W, Kaji AJJochimp. A remarkable case of rhabdomyolysis associated with ingestion of energy drink ‘neon volt’. 2016;6(5):32528.
Chiang W, Liao M, Cheng C, Lin SJH, toxicology e. Rhabdomyolysis induced by excessive coffee drinking. 2014;33(8):878-81.
Nehlig AJN, Reviews B. Are we dependent upon coffee and caffeine? A review on human and animal data. 1999;23(4):563-76.
Riksen NP, Rongen GA, Smits PJP, therapeutics. Acute and long-term cardiovascular effects of coffee: implications for coronary heart disease. 2009;121(2):185-91.
Temple JL, Ziegler AM, Graczyk A, Bendlin A, Sion T, Vattana KJP. Cardiovascular responses to caffeine by gender and pubertal stage. 2014;134(1):e112-e9.
Sung BH, Lovallo WR, Pincomb GA, Wilson MFJTAjoc. Effects of caffeine on blood pressure response during exercise in normotensive healthy young men. 1990;65(13):909-13.
Mattioli AV, Pennella S, Farinetti A, Manenti AJCN. Energy Drinks and atrial fibrillation in young adults. 2018;37(3):1073-4.
Zuchinali P, Souza GC, Pimentel M, Chemello D, Zimerman A, Giaretta V, et al. Short-term effects of high-dose caffeine on cardiac arrhythmias in patients with heart failure: a randomized clinical trial. 2016;176(12):1752-9.
Ishak WW, Ugochukwu C, Bagot K, Khalili D, Zaky CJIicn. Energy drinks: psychological effects and impact on well-being and quality of life—a literature review. 2012;9(1):25.
Jura Y, Townsend M, Grodstein F, editors. Caffeine intake and risk of stress, urgency, and mixed urinary incontinence. INTERNATIONAL UROGYNECOLOGY JOURNAL; 2010: SPRINGER LONDON LTD 236 GRAYS INN RD, 6TH FLOOR, LONDON WC1X 8HL, ENGLAND.
Thông tin từ cục quản lý Dược phẩm và Thực phẩm Hoa Kỳ. Truy cập ngày 28/02/2020
I. Lợi ích của caffein
Bên cạnh tác động kích thích, caffein còn có những lợi ích cho sức khoẻ. Một trong số những lợi ích được quan tâm nhất hiện giờ là hiệu quả trên việc giảm nguy cơ ung thư. Trong bài tổng quan của tác giả Inoue và Tsugane vào năm 2019 đã kết luận rằng, sử dụng caffein có thể bảo vệ cơ thể khỏi ung thư gan với hiệu quả tác động theo liều (3). Trong một nghiên cứu phân tích hệ thống, dữ liệu từ 13 nghiên cứu đoàn hệ cho thấy uống cà phê một ly mỗi ngày làm giảm 15% nguy cơ ung thư gan (RR 0.85; 95%CI 0.82-0.88) (33). Hơn thế, một bài tổng quan trên 40 nghiên cứu khác cho thấy sử dụng 2-4 ly cà phê mỗi ngày có thể giảm nguy cơ tử vong do mọi nguyên nhân. (4) Ngoài hiệu quả trên bệnh ung thư, một số nghiên cứu khác còn tìm ra caffein giúp bảo vệ cơ thể tránh các bệnh đái tháo đường típ 2, bệnh Parkinson, bệnh tim mạch và đột quị. (5-7) Không chỉ thế, caffeine cũng có tác động tốt đến não bộ, đặc biệt có lợi cho trí nhớ dài hạn. (8) Vào năm 2013, một nghiên cứu đăng trên tạp chí World Journal of Biological Psychiatry cho rằng uống từ 2-4 ly cà phê mỗi ngày có thể giảm nguy cơ tự tử ở người trưởng thành.(9) Tuy lợi ích của caffein là vô cùng to lớn, việc sử dụng rộng rãi caffein khiến cho nhiều người quên mất việc caffein là một chất hướng tâm thần, có thể băng qua hàng rào máu não và tác động đến hệ thần kinh trung ương. Do đó, nhiều người sử dụng thức uống chứa lượng lớn caffein thường xuyên đến mức không nhận thức rõ về các tác hại của caffein. Vậy tác hại của caffein là gì?II. Tác dụng phụ của caffein
1. Lo lắng
Cà phê nổi tiếng với khả năng tăng cường sự tỉnh táo, caffein có trong cà phê hoạt động bằng cách ức chế tác động của adenosine, một chất hoá học khiến não bộ mệt mỏi, đồng thời tăng giải phóng adrenaline, là một hormon hoạt động theo cơ chế “chiến đấu hay chạy trốn”, giúp tăng cường năng lượng và sự tập trung cho não bộ. (10) Tuy vậy, nếu lượng caffein hằng ngày từ 1000mg hoặc hơn có thể gây lo lắng, bồn chồn và bứt rứt, thậm chí với lượng caffein trung bình cũng có thể gây ra các triệu chứng tương tự ở những người nhạy cảm với caffein. (11, 12) Lượng caffein có trong cà phê rất đa dạng, ở một số nơi có thể lên đến 330mg caffein cho một tách cà phê. Do đó, nếu bạn thường xuyên cảm thấy lo lắng hay bồn chồn, bạn cần xem lại lượng caffein nạp vào cơ thể mỗi ngày.2. Mất ngủ
Khả năng của caffein là vô cùng to lớn, trong đó phải kể đến khả năng giúp cơ thể người luôn tỉnh táo. Mặt khác, quá nhiều caffein có thể khiến cơ thể bạn không ngủ đủ giấc, dù giấc ngủ là nguồn tái sinh năng lượng cho hoạt động ngày hôm sau. Nghiên cứu cho thấy dung nạp nhiều caffein sẽ làm gia tăng thời gian cần để vào giấc, giảm tổng thời gian ngủ, đặc biệt ở những người lớn tuổi. (13, 14) Ngược lại, lượng caffein ít hoặc trung bình (dưới 4 ly/ngày) dường như không ảnh hưởng đến giấc ngủ ở những người được cho là “dễ ngủ”, hoặc thậm chí cả ở những trường hợp than khó ngủ (Self-reported insomnia).(15) Vậy liệu thời gian tiêu thụ lượng caffein trước khi ngủ bao lâu sẽ làm ảnh hưởng đến giấc ngủ? Để trả lời cho câu hỏi trên, các nhà nghiên cứu đã thử nghiệm trên 12 người trưởng thành khoẻ mạnh, mỗi cá nhân được uống lượng 400mg caffein trước sáu tiếng, ba tiếng và ngay trước khi ngủ. Kết quả cho thấy toàn bộ người tham gia đều thức khuya hơn và khó ngủ hơn. Do đó có thể kết luận dung nạp caffein trong khoảng thời gian từ 6 tiếng trở lại đến trước khi ngủ có ảnh hưởng đến giấc ngủ. (16) Do đó, chúng ta không chỉ nên quan tâm đến lượng mà còn cả thời gian dung nạp caffein để tối ưu hoá giấc ngủ.3. Rối loạn tiêu hoá
Nhiều người than rằng uống cà phê buổi sáng khiến đường ruột “cồn cào”. Nguyên nhân là do đâu? Một tác động của cà phê lên hệ tiêu hoá là tăng phóng thích gastrin, một hormone được sản xuất từ dạ dày giúp tăng hoạt đường ruột. Tuy nhiên, ngay cả với cà phê không caffein (decaffeinated coffee) cũng cho hiệu ứng tương tự. Bên cạnh đó, caffein làm tăng nhu động ruột giúp đẩy thức ăn xuyên suốt hệ tiêu hoá. Dựa trên tác động này, không ngạc nhiên khi một số người có thể đi tiêu dễ dàng hoặc thậm chí là tiêu lỏng sau khi uống cà phê.(17, 18) Một vài nghiên cứu cho rằng thức uống chứa caffein có thể làm nặng hơn tình trạng trào ngược dạ dày thực quản (GERD, Gastroesophageal reflux disease). (19) Điều này đã được chứng minh trong một nghiên cứu nhỏ với cỡ mẫu là 5 người lớn khoẻ mạnh, người tham gia được cho uống nước có chứa caffein, toàn bộ đều xảy ra hiện tượng giãn cơ thắt thực quản dưới, khiến cho dịch và thức ăn trong dạ dày di chuyển ngược lên họng, là dấu ấn của tình trạng trào ngược dạ dày thực quản. (20) Vậy nên, nếu bạn là người thường xuyên khó chịu vì GERD, bạn cũng cần lưu ý đến việc hạn chế sử dụng cà phê.4. Huỷ cơ
Tiêu cơ vân là bệnh lý nghiêm trọng khiến cho các sợi cơ bị huỷ và đi theo dòng máu đến thận gây suy thận và vô vàn các biến chứng khác. Nguyên nhân thường gặp của tiêu cơ vân là chấn thương, nhiễm trùng, lạm dụng thuốc, vết cắn hoặc cào từ các loại côn trùng hoặc rắn độc. Có một vài báo cáo cho rằng tiêu cơ vân có liên quan đến caffein, mặc dù tình trạng này hiếm xảy ra.(21, 22) Cụ thể, một người phụ nữ đã xuất hiện triệu chứng buồn nôn, nôn và tiểu sậm sau khi uống khoảng 1 lít cà phê chứa xấp xỉ 565mg caffein. May mắn thay, cô đã được chữa lành sau thời gian điều trị tích cực. (23) Một điểm quan trọng của trường hợp trên là lượng caffein được nạp vào quá lớn trong một thời gian ngắn khiến tình trạng tiêu cơ vân xảy ra, tình trạng đó còn đặc biệt nguy hiểm với những người có cơ địa nhạy cảm với caffein. Do đó uống cà phê không chỉ nên quan tâm về mùi vị, nguồn gốc mà hơn hết là liều lượng và thời gian uống sao cho phù hợp với cơ địa từng cá nhân.5. Gây nghiện
Mặc dù cà phê có nhiều lợi ích, không thể chối bỏ rằng cà phê cũng trở thành một thói quen khó bỏ của nhiều người. Một bài tổng quan chi tiết cho thấy mặc dù cà phê kích thích một vài chất hoá học nhất định trong não tương tự với cơ chế mà cocaine và amphetamines hoạt động, caffein lại không gây nghiện như cocaine và amphetamines. (24) Tuy nhiên, caffein có thể gây phụ thuộc tinh thần và thể chất ở người dùng, đặc biệt là khi dùng liều cao. Trong một nghiên cứu trên 213 người thường xuyên sử dụng thức uống chứa caffein, những người tham gia thực hiện một bảng câu hỏi sau 16 giờ không sử dụng cà phê và các thức uống chứa caffein. Kết quả cho thấy những người có thói quen sử dụng caffein hàng ngày sẽ tăng cảm giác nhức đầu, mệt mỏi hơn những người không sử dụng cà phê hàng ngày. (24) Thậm chí nếu những chất có trong cà phê không thực sự gây nghiện, khi bạn thường xuyên uống cà phê hoặc những thức uống chứa caffein, bạn vẫn có khả năng bị phụ thuộc vào các tác dụng của nó.6. Tăng huyết áp
Nhìn chung, caffein không làm tăng nguy cơ bệnh lý tim mạch hay đột quỵ trên hầu hết dân số. Tuy nhiên, có một vài dẫn chứng được đưa ra rằng caffein có thể làm tăng huyết áp do tác động lên hệ thần kinh. (25, 26) Tăng huyết áp là yếu tố nguy cơ gây truỵ tim và đột quỵ do huyết áp cao sẽ làm tổn thương mạch máu qua thời gian, gây hạn chế dòng máu đến tim và não. May mắn thay, tác động của caffein dường như chỉ mang tính tạm thời. Caffein có tác động mạnh nhất ở những người trước giờ không quen sử dụng caffein. Liều cao caffein có thể gây tăng huyết áp ở những người khoẻ mạnh trong quá trình luyện tập thể thao, cũng như ở những người trước đó có tăng huyết áp nhẹ (tiền tăng huyết áp). (27) Do vậy, nếu bạn là người có ngưỡng huyết áp bình thường cao hoặc tăng huyết áp thì bạn nên chú ý đến liều lượng cũng như thời gian sử dụng cà phê.7. Tăng nhịp tim
Caffein có tác động làm tăng nhịp tim, thậm chí có thể dẫn tới rung nhĩ (là tình trạng rối loạn nhịp, gây nên đáp ứng tâm thất bất thường – nhanh hoặc chậm, gây mất đồng bộ nhĩ và thất). Đã có báo cáo về một trường hợp người trẻ tuổi sử dụng nước tăng lực chứa liều cao caffein và xuất hiện rung nhĩ sau đó. (28) Tuy nhiên, tác động làm tăng nhịp tim không phải lúc nào cũng có, thậm chí một số bệnh nhân có vấn đề về tim mạch cũng có thể dung nạp lượng lớn caffein mà không gặp bất kì tác dụng phụ nào. Trong một nghiên cứu bệnh chứng, 51 bệnh nhân bị suy tim đã tiêu thụ 100mg caffein mỗi giờ trong 5 giờ, kết quả là nhịp tim và mạch của 51 bệnh nhân vẫn bình thường. (29) Tuy kết quả từ các nghiên cứu có phần khác nhau, nhưng cũng đưa ra một lưu ý cho bạn về tính cẩn trọng trong liều lượng caffein bạn uống mỗi ngày, cân nhắc giảm liều nếu bạn cảm thấy nhịp tim bất thường sau sử dụng.8. Mệt mỏi
Cà phê, trà và nước tăng lực là các loại đồ uống nổi tiếng với khả năng phục hồi sự tỉnh táo và tập trung. Tuy nhiên, các thức uống chứa caffein có thể gây ra tác động đối nghịch sau khi hết tác dụng, khiến cho sự mệt mỏi gia tăng. Trong một bài tổng quan trên 41 nghiên cứu tìm ra được mặc dù caffein tăng cường sự tỉnh táo trong nhiều giờ, người sử dụng thường có cảm giác mệt mỏi hơn bình thường trong những ngày tiếp theo.(30) Tất nhiên, nếu bạn tiếp tục uống một lượng lớn caffein cả ngày, bạn cần phải tránh hiệu ứng dội này. Mặt khác, lượng caffein cao có thể ảnh hưởng đến giấc ngủ của bạn như đã đề cập ở trên. Để tối ưu hoá lợi ích và tránh tác động dội, bạn chỉ nên uống cà phê với lượng thấp đến trung bình mỗi ngày.9. Tiểu nhiều, tiểu gấp
Gia tăng lượng và số lần đi tiểu là tác dụng phụ thường gặp của cà phê do tác động kích thích lên bàng quang. Bạn có thể tự nhận thấy rằng bạn sẽ đi tiểu thường xuyên hơn khi bạn uống cà phê hoặc trà. Trong một nghiên cứu trên 65000 người có bàng quang khoẻ mạnh. Những người nạp hơn 450 mg caffein hàng ngày tăng đáng kể tần suất đi tiểu hơn những người chỉ nạp 150 mg mỗi ngày.(31) Do đó, nếu bạn gặp phải vấn đề tiểu nhiều, tiểu gấp sau khi uống cà phê, bạn nên cân nhắc giảm bớt lượng cà phê để cải thiện triệu chúng.III. Tổng kết
Cà phê mang lại nhiều lợi ích, nhưng cà phê có hại cho sức khoẻ khi bạn sử dụng vượt mức, dẫn đến những tác dụng phụ mà bạn vẫn thường gặp hàng ngày cho đến những nguy cơ tiềm tàng cho sức khoẻ. Bạn cần theo dõi giấc ngủ, triệu chứng tâm thần thể chất hàng ngày và giảm lượng cà phê nếu cần thiết. Ngày nay, uống cà phê còn là một thói quen vì sức khoẻ, lượng cà phê từ 2-4 ly (hoặc tương đương dưới 400mg/ngày) (34) sẽ mang lại hiệu quả tốt nhất mà không phải lo ngại về tác dụng phụ. Lần cuối chỉnh sửa khoa học: 11/03/2020Tài liệu tham khảo
https://www.fda.gov/consumers/consumer-updates/spilling-beans-how-much-caffeine-too-much
- Godos J, Micek A, Marranzano M, Salomone F, Rio DD, Ray S. Coffee consumption and risk of biliary tract cancers and liver cancer: A dose–response meta-analysis of prospective cohort studies. Nutrients. 2017 Sep;9(9):950.
- Nawrot P, Jordan S, Eastwood J, Rotstein J, Hugenholtz A, Feeley M. Effects of caffeine on human health. Food Additives & Contaminants. 2003 Jan 1;20(1):1-30.