Từ xa xưa, Nấm Linh Chi đã được xem là một dược liệu quý có thể chữa nhiều loại bệnh khác nhau. Bất kể mức giá của nấm Linh Chi dao động từ 2 – 6 triệu đồng/1 kg, hiện nay, ở Việt Nam có rất nhiều người bệnh, đặc biệt bệnh nhân ung thư và cả người khỏe mạnh mua về sử dụng thường xuyên như một loại thần dược trị bách bệnh. Vậy thực hư về lợi và hại khi sử dụng loại nấm khá đắt tiền này cho người bệnh ung thư là như thế nào dựa trên các chứng cứ khoa học? Liệu sự thật có đúng như lời đồn thổi từ các thông tin tràn lan trên thị trường?
Nấm Linh Chi có tên khoa học là Ganoderma Lucidum thuộc họ nấm lim – Ganodermataceae do thường mọc ở gốc và thân của những cây gỗ Lim đã chết. Người Trung quốc gọi nấm Ganoderma Lucidum là Ling Zhi và ở Việt nam, nấm Linh Chi còn có các tên khác như Tiên thảo, nấm Trường thọ, Vạn niên nhung [1].
Trong Y học cổ truyền, nấm Linh Chi là một thành phần quan trọng trong nền y học lâu đời của Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, và nhiều nước Châu Á khác. Nấm Linh Chi thường được sử dụng để tăng cường năng lượng, kích thích hệ miễn dịch, và tăng cường sức khỏe. Tính chất và tác dụng của nấm Linh Chi theo sách “Thần nông bản thảo và Bản thảo cương mục” cho rằng tất cả các loài Linh Chi có màu sắc khác nhau đều có thể dùng được nhưng có tính chất và công dụng khác nhau. Cụ thể là Thanh chi (màu xanh) tính bình, không độc chủ trị sáng mắt, bổ can khí, an thần, tăng trí nhớ, cường khí, chữa viêm gan cấp và mãn tính; Hồng chi (màu hồng) vị đắng tính bình, không độc, tăng trí nhớ, chữa các bệnh thuộc về huyết và thần kinh, tim; Hoàng chi (màu vàng) vị ngọt, tính bình, không độc, tăng cường hệ miễn dịch; Hắc chi (màu đen) vị mặn tính bình, không độc, chủ trị bí tiểu tiện, sỏi thận, bệnh ở cơ quan bài tiết; Bạch chi (màu trắng) vị cay, tính bình, không độc, chủ trị hen, ích phế khí; Tử chi (màu tím) vị ngọt, tính ôn, không có độc, chủ trị đau nhức xương khớp, gân cốt [1]. Như vậy về mặt y học cổ truyền đã ghi nhận các tác dụng có lợi của nấm Linh chi trong việc bồi bổ cơ thể cũng như chữa trị một số chứng bệnh.
Trong Y học hiện đại, các thành phần có tác dụng chữa bệnh của nấm Linh Chi bao gồm Polysaccharides beta-glucan và Triterpenes [2-4]. Hiện nay đã có những nghiên cứu chiết xuất hai thành phần này của nấm Linh Chi dùng trị liệu ung thư trên mô hình tế bào nuôi cấy, động vật thí nghiệm và kể cả nghiên cứu lâm sàng trên người. Mời bạn đọc xem phần kết quả tóm lược ở dưới.
Trước hết, hiệu quả điều trị ung thư của nấm Linh Chi được nghiên cứu trên các tế bào ung thư đơn lẻ và các động vật trong phòng thí nghiệm. Kết quả cho thấy nấm Linh Chi có hiệu quả trong điều hòa miễn dịch, kháng viêm, bảo vệ tế bào gan [5-10], ngăn cản chu trình tế bào ung thư [11-14]. Một nghiên cứu khác trên tế bào ung thư tuyến tiền liệt cho thấy tác dụng ức chế các yếu tố điều hòa quá trình tăng sinh mạch máu như TGF-β1, VEGF [15]; kết quả tương tự cũng được tìm thấy trên các tế bào ung thư phổi [16]. Bên cạnh đó, một vài nghiên cứu ghi nhận việc giảm các tác dụng phụ như nôn ói sau xạ trị trên chuột và tăng nhạy cảm của tế bào ung thư buồng trứng với Cisplatin – một loại thuốc dùng trong hóa trị [17-19]. Một nghiên cứu công bố năm 2014 trên chuột cho thấy nấm Linh Chi có tác dụng ức chế sự di căn của tế bào ung thư vú thông qua sự ức chế các gen tiền di căn, xâm lấn [20]. Như vậy, dựa trên các kết quả nghiên cứu trên động vật thí nghiệm và tế bào nuôi cấy thì nấm Linh Chi có nhiều tác dụng tiềm năng trong ức chế sự phát triển của tế bào ung thư.
Tuy nhiên, điểm mấu chốt ở đây chính là “tế bào” và “động vật thí nghiệm”. Tất cả các nghiên cứu thành công được nhắc đến ở trên đều là trên tế bào nuôi cấy – tức là một nhóm nhỏ các tế bào được lấy ra khỏi cơ thể, khối u và nuôi cấy trong phòng thí nghiệm – hoặc trên động vật thí nghiệm. Trong khi đó, cơ thể con người là một tập hợp của nghìn tỷ – chục triệu tỷ tế bào [21] đang phối hợp hoạt động một cách phức tạp hơn rất nhiều, và loài người thì có muôn vạn điều không giống loài chuột hay các động vật khác, ngoài một số đặc tính tương đồng về sinh học.
Về tác dụng điều trị thực tế của nấm Linh Chi trên người thật, có rất ít nghiên cứu lâm sàng thử nghiệm nấm Linh Chi trên bệnh nhân ung thư [22]. Bên cạnh số lượng, chất lượng các nghiên cứu cũng là một vấn đề bạn đọc thông thái cần quan tâm. Ví dụ, trong số ít nghiên cứu về nấm Linh Chi trong việc chữa ung thư trên người, các kết quả thu được vẫn chưa nêu đầy đủ thông tin trên một số khía cạnh. Có một vài nghiên cứu lâm sàng tại Trung Quốc công bố một số kết quả tích cực. Tuy nhiên, những nghiên cứu này được cho là không đáng tin cậy vì có tiêu chuẩn chọn bệnh nhân và cách thức chiết xuất hoạt chất không được chuẩn hóa [22]. Hơn nữa, trong một bài khảo cứu tổng hợp thực hiện bởi Cochrane Collaboration vào năm 2012, chỉ có 5 nghiên cứu thỏa mãn các tiêu chí nhận vào. Tuy nhiên, vấn đề là thành phần các chất polysaccharide của nấm Linh Chi vẫn không được xác định rõ ràng trong các nghiên cứu này. Kết luận cuối cùng, các nhà nghiên cứu cho rằng không đủ dữ kiện để chứng minh tác dụng của thành phần các chất polysaccharide trong nấm Linh Chi khi dùng điều trị cho bệnh nhân ung thư [22]. Hoặc với hoạt chất Triterpen có trong nấm Linh Chi, những phát hiện gần đây mà công bố rằng Triterpen có những đặc tính chống ung thư nhất định đối với tế bào, như ức chế chu kỳ tổng hợp tế bào ung thư, chu trình chết tế bào hay quá trình tế bào tự tiêu,… đều được thực hiện trên tế bào, chưa có bằng chứng ủng hộ từ các nghiên cứu lâm sàng và chưa làm rõ được các cơ chế sinh học phân tử có liên quan [23].
Trong một nỗ lực khác nhằm đánh giá tác dụng chống ung thư của nấm Linh Chi khi kết hợp với hóa trị và/hoặc xạ trị, một số nghiên cứu cho thấy kết quả khả quan; tuy nhiên phương pháp thực hiện của các nghiên cứu này còn tồn tại nhiều vấn đề :
Đỗ Tất Lợi (2005), Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam, Nhà xuất bản Y học, pp. 831-832.
Lin ZB. Cellular and molecular mechanisms of immunomodulation by Ganoderma lucidum. J Pharmacol Sci 2005;99:144-153.
Liao SF, Liang CH, Ho MY et al. Immunization of fucose-containing polysaccharides from Reishi mushroom induces antibodies to tumor-associated Globo H-series epitopes. Proc Natl Acad Sci U S A 2013;110:13809-13814.
Lin SB, Li CH, Lee SS, Kan LS. Triterpene-enriched extracts from Ganoderma lucidum inhibit growth of hepatoma cells via suppressing protein kinase C, activating mitogen-activated protein kinases and G2- phase cell cycle arrest. Life Sci 2003;72:2381-2390.
Joseph S, Sabulal B, George V, Antony KR, Janardhanan KK. Antitumor and anti-inflammatory activities of polysaccharides isolated from Ganoderma lucidum. Acta Pharm 2011;61:335-342.
Jin H, Jin F, Jin JX et al. Protective effects of Ganoderma lucidum spore on cadmium hepatotoxicity in mice. Food Chem Toxicol 2013;52:171-175.
Chen HS, Tsai YF, Lin S et al. Studies on the immunomodulating and anti-tumor activities of Ganoderma lucidum (Reishi) polysaccharides. Bioorg Med Chem 2004;12:5595-5601.
Gao Y, Zhou S, Wen J, Huang M, Xu A. Mechanism of the antiulcerogenic effect of Ganoderma lucidum polysaccharides on indomethacin-induced lesions in the rat. Life Sci 2002;72:731-745.
Hsu MJ, Lee SS, Lin WW. Polysaccharide purified from Ganoderma lucidum inhibits spontaneous and Suarez-Arroyo
IJ et al. (2013)
Shieh YH, Liu CF, Huang YK et al. Evaluation of the hepatic and renal-protective effects of Ganoderma lucidum in mice. Am J Chin Med 2001;29:501-507.
Tomasi S, Lohezic-Le DF, Sauleau P, Bezivin C, Boustie J. Cytotoxic activity of methanol extracts from Basidiomycete mushrooms on murine cancer cell lines. Pharmazie 2004;59:290-293.
Muller CI, Kumagai T, O’Kelly J, Seeram NP, Heber D, Koeffler HP. Ganoderma lucidum causes apoptosis in leukemia, lymphoma and multiple myeloma cells. Leuk Res 2006;30:841-848.
Shang D, Zhang J, Wen L, Li Y, Cui Q. Preparation, characterization, and antiproliferative activities of the Se containing polysaccharide SeGLP-2B-1 from Se-enriched Ganoderma lucidum. J Agric Food Chem 2009;57:7737-7742.
Hong KJ, Dunn DM, Shen CL, Pence BC. Effects of Ganoderma lucidum on apoptotic and anti-inflammatory function in HT-29 human colonic carcinoma cells. Phytother Res 2004;18:768-770.
Stanley G, Harvey K, Slivova V, Jiang J, Sliva D. Ganoderma lucidum suppresses angiogenesis through the inhibition of secretion of VEGF and TGFbeta1 from prostate cancer cells. Biochem Biophys Res Commun 2005;330:46-52.
Cao QZ, Lin ZB. Ganoderma lucidum polysaccharides peptide inhibits the growth of vascular endothelial cell and the induction of VEGF in human lung cancer cell. Life Sci 2006;78:1457-1463.
Wang CZ, Basila D, Aung HH et al. Effects of Ganoderma lucidum extract on chemotherapy induced nausea and vomiting in a rat model. Am J Chin Med 2005;33:807-815.
Zhao S, Ye G, Fu G, Cheng JX, Yang BB, Peng C. Ganoderma lucidum exerts anti-tumor effects on ovarian cancer cells and enhances their sensitivity to cisplatin. Int J Oncol 2011;38:1319-1327.
Kim KC, Jun HJ, Kim JS, Kim IG. Enhancement of radiation response with combined Ganoderma lucidum and Duchesnea chrysantha extracts in human leukemia HL-60 cells. Int J Mol Med 2008;21:489-498.
Loganathan J, Jiang J, Smith A et al. The mushroom Ganoderma lucidum suppresses breast-to-lung cancer metastasis through the inhibition of pro-invasive genes. Int J Oncol 2014;44:2009-2015.
Bianconi E1, Piovesan A, Facchin F et al. An estimation of the number of cells in the human body. Ann Hum Biol. 2013; 40(6)-471.
Jin X, Ruiz Beguerie J, Sze DM, Chan GC. Ganoderma lucidum (Reishi mushroom) for cancer treatment. Cochrane Database Syst Rev 2012;6:CD007731.
Wu GS, Guo JJ, Bao JL et al. Anti-cancer properties of triterpenoids isolated from Ganoderma lucidum- a review. Expert Opin Investig Drugs 2013;22:981-992.
Kladar NV, Gavarić NS, Božin BN. Ganoderma: insights into anticancer effects. Eur J Cancer Prev 2015 (Epub ahead of print).
Wanmuang H, Leopairut J, Kositchaiwat C, Wananukul W, Bunyaratvej S. Fatal fulminant hepatitis associated with Ganoderma lucidum (Lingzhi) mushroom powder. J Med Assoc Thai 2007;90:179-181.
Wanachiwanawin D, Piankijagum A, Chaiprasert A, Lertlaituan P, Tungtrongchitr A, Chinabutr P. Ganoderma lucidum: a cause of pseudo-parasitosis. Southeast Asian J Trop Med Public Health 2006;37:1099-1102.
Wang X, Zhao X, Li D, Lou YQ, Lin ZB, Zhang GL. Effects of Ganoderma lucidum polysaccharide on CYP2E1, CYP1A2 and CYP3A activities in BCG immune hepatic injury in rats. Biol Pharm Bull 2007;30:1702-1706.
Wachtel-Galor S, Szeto YT, Tomlinson B, Benzie IF. Ganoderma lucidum (’Lingzhi’); acute and short-term biomarker response to supplementation. Int J Food Sci Nutr 2004;55:75-83.
Tao J, Feng KY. Experimental and clinical studies on inhibitory effect of Ganoderma lucidum on platelet aggregation. J Tongji Med Univ 1990;10:240-243.
Liang Y, He M, Fan X, Ye W, Yang Z, Zhong R. An abnormal elevation of serum CA72-4 by Ganoderma lucidum spore powder. Ann Clin Lab Sci 2013;43:337- 340.
Yan B, Meng X, Shi J, Qin Z, Wei P, Lao L. Ganoderma lucidum spore induced CA72-4 elevation in gastrointestinal cancer: a five-case report. Integr Cancer Ther 2014;13:161-16
- Các hoạt chất chiết xuất không được kiểm chứng bằng các nghiên cứu lâm sàng.
- Kết quả đáp ứng điều trị chỉ thể hiện ở các thông số trong tế bào máu mà không phải kết quả cuối cùng như là số lượng người sống và thời gian sống sau điều trị, có tái phát bệnh hay không
- Thành phần hoạt chất từ nấm còn lẫn tạp chất dẫn đến gây nhiễu kết quả điều trị [24].
- Cẩn thận với từ “chiết xuất” hoặc tên gọi “nấm Linh Chi” một cách chung chung. Thay vào đó, hãy tìm xem tên hoạt chất (là thành phần chính có tác dụng tốt lên sức khỏe) là gì, liều lượng, cách thức chiết xuất … Đơn giản là, nếu mượn danh khoa học nhưng không thể xác định chính xác hoạt chất, bạn sẽ muốn đặt câu hỏi cho nguồn tin rồi!
- Khi tìm hiểu về tác dụng có lợi, bạn đọc cũng cần quan tâm đến tác dụng phụ và tương tác giữa các loại thuốc/thực phẩm chức năng với nhau, bởi vì sự vật gì cũng có hai mặt, như đen với trắng, âm với dương. Quy luật này luôn đúng, trong cả y học cổ truyền hay y học hiện đại.
Tài liệu tham khảo
IJ et al. (2013)