Ung thư dạ dày (bao tử)

Ung thư dạ dày (bao tử)

Ung thư dạ dày

  1. Tổng quan

Ung thư dạ dày là bệnh lý ung thư khởi phát tại dạ dày (Phân biệt với ung thư bắt nguồn từ những cơ quan khác, sau đó di căn đến dạ dày). Ung thư dạ dày có thể xuất hiện tại những vị trí khác nhau của dạ dày và tùy thuộc vào vị trí của ung thư sẽ có những phương pháp điều trị thích hợp khác nhau. Ung thư dạ dày thường diễn tiến âm thầm, kéo dài nhiều năm trước khi gây ra triệu chứng trên lâm sàng, chính vì vậy, việc phát hiện sớm ung thư dạ dày trong giai đoạn này là rất khó khăn.

Theo Globocan (Cơ quan ghi nhận ung thư toàn cầu), năm 2012, Việt Nam xếp thứ 18 trên 20 nước có tỉ lệ ung thư dạ dày cao nhất thế giới. Xuất độ ung thư dạ dày ở nam giới là 23,7/100.000 và ở nữ giới là 10,2/100.000. Tử suất ở nam giới là 21,9/100.000 và ở nữ giới là 9,1/100.000. [1]

  1. Yếu tố nguy cơ
  • Dịch tễ học:

Nam giới có tỉ lệ ung thư dạ dày cao hơn nữ giới.

Tuổi trên 50.

  • Chế độ ăn uống:

Chế độ ăn ít rau trái tươi, nhiều thực phẩm đóng hộp chứa chất bảo quản, nhiều thực phẩm chế biến dạng muối (thịt muối, cá mặn,…), thực phẩm xông khói làm tăng nguy cơ ung thư dạ dày.

Mời xem thêm: Muối và nguy cơ ung thư dạ dày – Nguyễn Cao Luân

  • Nhiễm vi trùng Helicobacter pylori:

Nhiều nghiên cứu đã chứng minh mối quan hệ chặt chẽ giữ nhiễm H. pylori và ung thư dạ dày. Ví dụ: Nhiễm H. pylori làm tăng nguy cơ bệnh viêm loét dạ dày-tá tràng và ung thư dạ dày. Bên cạnh đó, H. pylori được xem là yếu tố nguy cơ liên quan chặt chẽ nhất đối với ung thư dạ dày.[2]

Mời xem thêm: Hp và ung thư dạ dày – Huỳnh Ngọc Khánh An

  • Hút thuốc lá: Hút thuốc lá làm tăng nguy cơ ung thư dạ dày (phần trên của dạ dày, gần thực quản). Tỉ lệ ung thư dạ dày tăng gấp đôi ở những người hút thuốc lá.[3]

Mời xem thêm: Có người nhà hút thuốc, bạn phải đối mặt với những nguy cơ bệnh tật sau – Trần Thị Hồng Loan

  1. Triệu chứng:

Ung thư dạ dày trong giai đoạn sớm thường không biểu hiện triệu chứng. Đây là một trong những nguyên nhân khiến việc phát hiện sớm ung thư dạ dày trở nên khó khăn. Những dấu hiệu và triệu chứng của ung thư dạ dày có thể bao gồm:

  • Chán ăn.
  • Sụt cân không rõ nguyên nhân.
  • Đau bụng (quanh rốn).
  • Cảm giác khó chịu mơ hồ ở bụng, thường tại vị trí trên rốn.
  • Cảm giác đầy bụng sau một bữa ăn nhẹ.
  • Khó tiêu, ợ nóng.
  • Buồn nôn.
  • Nôn, có thể kèm theo máu hoặc không.
  • Sự sưng lên hoặc tụ dịch vùng bụng.
  • Thiếu máu.

Những triệu chứng trên có thể gặp ở những bệnh lý không phải ung thư, ví dụ như nhiễm virus tại dạ dày, viêm loét dạ dày. Tuy nhiên nếu những triệu chứng trên xuất hiện dai dẳng hoặc diễn tiến nặng hơn, nên đi khám để được chẩn đoán và điều trị  thích hợp nhất.

Mời xem thêm:

Làm thế nào phát hiện được ung thư dạ dày?

19 dấu hiệu của cơ thể báo động ung thư – BS Trần Hoàng Hiệp

  1. Chẩn đoán

Dựa vào những triệu chứng, tiền căn và quá trình thăm khám, nếu người bệnh được đánh giá có nguy cơ ung thư dạ dày, các cận lâm sàng khác có thể được đề nghị để hỗ trợ cho việc chẩn đoán ung thư dạ dày.

  • Nội soi đường tiêu hóa trên

Nội soi đường tiêu hóa trên (hay còn được gọi là nội soi thực quản, dạ dày, tá tràng) là phương pháp chủ yếu để xác định ung thư dạ dày.

Có thể kết hợp với siêu âm qua đường nội soi.

Nếu phát hiện những vị trí bất thường, nghi ngờ ung thư, sinh thiết mẫu mô của vùng đó để làm giải phẫu bệnh, chẩn đoán xác định.

  • Những kỹ thuật hình ảnh học khác: Ví dụ X-Quang, siêu âm, CT-Scan, MRI, PETscan

Những phương tiện này được chỉ định nhằm xác định vùng nghi ngờ có phải ung thư không, xác định mức độ phát phiển hay sự di căn của ung thư và hỗ trợ cho việc quyết định điều trị hiệu quả nhất cho bệnh nhân.

Mời xem thêm: Chẩn đoán ung thư dạ dày – BS Đoàn Bảo Phương

  1. Giai đoạn (theo AJCC phiên bản 7)
Bướu Định nghĩa
Tx Không thể đánh giá được bướu nguyên phát
T0 Không có bằng chứng bướu nguyên phát
Tis Carcinoma tại chỗ (bướu ở lớp biểu mô, chưa xâm lấn màng đáy)
T1 Bướu xâm lấn màng đáy, cơ niêm hoặc lớp dưới niêm mạc
T1a Bướu xâm lấn màng đáy hoặc cơ niêm
T1b Bướu xâm lấn lớp dưới niêm mạc
T2 Bướu xâm lấn lớp cơ
T3 Bướu xâm lấn vào mô liên kết dưới lớp thanh mạc nhưng chưa xâm lấn vào lá phúc mạc tạng hoặc các cấu trúc lân cận.
T4 Bướu vượt qua lớp thanh mạc (phúc mạc tạng) hay các cấu trúc lân cận
T4a Bướu vượt qua lớp thanh mạc (phúc mạc tạng)
T4b Bướu xâm lấn vào các cấu trúc lân cận

 

Hạch Định nghĩa
Nx Không đánh giá được hạch vùng
N0 Không di căn hạch vùng
N1 Di căn  1-2 hạch vùng
N2 Di căn 3-6 hạch vùng
N3 Di căn hơn >6 hạch vùng
N3a Di căn 7-15 hạch vùng
N3b Di căn >15 hạch vùng

 

Di căn xa Định nghĩa
M0 Không có di căn xa
M1 Có di căn xa

 

Giai đoạn Định nghĩa
0 Tis, N0, M0
IA T1, N0, M0
IB T2, N0, M0
T1, N1, M0
IIA T3, N0, M0
T2, N1, M0
T1, N2, M0
IIB T4a, N0, MO
T3, N1, M0
T2, N2, M0
T1, N3, M0
IIIA T4a, N1, M0
T3, N2, M0
T2, N3, M0
IIIB T4b, N0 hoặc N1, M0
T4a, N2, M0
T3, N3, M0
IIIC T4b, N2 hoặc N3, M0
T4a, N3, M0
IV T bất kỳ, N bất kỳ, M1

 

  1. Điều trị

Các phương pháp điều trị chính bao gồm:

  • Phẫu thuật

Nếu bệnh nhân được phân độ ung thư giai đoạn 0, I, II, III và đủ điều kiện sức khỏe, phẫu thuật (thường kết hợp cùng với các phương pháp điều trị khác) có thể là cơ hội duy nhất để để chữa ung thư dạ dày.

Phẫu thuật được tiến hành để cắt bỏ khối u, một phần của dạ dày và những hạch lympho lân cận. Việc phẫu thuật phụ thuộc vào loại và giai đoạn ung thư.

Phẫu thuật nội soi: Phẫu thuật cắt bỏ lớp niêm mạc hoặc dưới niêm có thể sử dụng phương pháp nội soi, chủ yếu đối với những ung thư dạ dày giai đoạn rất sớm.

Mời xem thêm: Phẫu thuật có làm ung thư lan tràn – BS Trương Thị Ngọc Diệp

  • Hóa trị

Là biện pháp sử dụng những thuốc chống ung thư bằng đường tiêm tĩnh mạch hoặc uống. Những thuốc này sẽ vào máu và đi đến mọi những nơi khác trong cơ thể để gây tác động. Hiệu quả cho điều trị ung thư di căn.

Hóa chất có thể được sử dụng dưới nhiều hình thức để điều trị ung thư dạ dày có hiệu quả. Ví dụ: Có thể sử dụng hóa chất trước khi phẫu thuật dạ dày hoặc sau khi khi phẫu thuật dạ dày. Hoặc hóa chất có thể được dùng để điều trị chủ yếu cho ung thư dạ dày di căn đến những cơ quan khác.

Mời xem thêm: Tại sao điều trị ung thư cần phải hóa trị? – BS Trần Hoàng Hiệp

  • Xạ trị

Là biện pháp sử dụng những tia hoặc hạt có năng lượng cao để giết những tế bào ung thư tại một vùng nhất nào đó của cơ thể. Tương tự hóa trị, xạ trị cũng có thể được sử dụng dưới nhiều hình thức như: Xạ trị trước khi phẫu thuật dạ dày hoặc sau khi phẫu thuật dạ dày, hoặc xạ trị làm chậm sự phát triển, những triệu chứng của ung thư dạ dày (đau, chảy máu).

  • Liệu pháp nhắm trúng đích

Sử dụng những thuốc đặc hiệu, có tác động lên tế bào ung thư trong những trường hợp các thuốc hóa trị chuẩn không thể tác động. Những thuốc này có khuynh hướng ít tác dụng phụ hơn so với những thuốc hóa trị chuẩn.

Mời xem thêm: Tế bào gốc cải biến đưa thuốc hóa trị vào các khối u di căn – BS Trần Hoàng Hiệp

Điều trị ung thư dạ dày thường kết hợp từ 2 phương pháp trở lên và việc cân nhắc giữa lợi ích với nguy cơ của mỗi phương pháp luôn được đặt ra để đảm bảo hiệu quả tốt nhất cho việc điều trị.

Việc chọn lựa phương pháp điều trị phụ thuộc nhiều vào loại ung thư và giai đoạn bệnh.

Giai đoạn 0:  Phẫu thuật cắt dạ dày toàn phần hoặc cắt dạ dày một phần.

Giai đoạn I:

  • IA: Phẫu thuật cắt dạ dày toàn phần hoặc cắt dạ dày một phần.
  • IB: Phẫu thuật cắt dạ dày (toàn phần hoặc một phần). Hóa trị hoặc hóa trị kết hợp xạ trị có thể được sử dụng trước phẫu thuật (để làm nhỏ khối ung thư và cắt bỏ dễ dàng hơn) hay sau phẫu thuật.

Nếu bệnh nhân không đủ điều kiện sức khỏe để phẫu thuật, có thể sử dụng hóa trị và xạ trị nếu không có chống chỉ định.

Giai đoạn II, III: Điều trị chính trong giai đoạn này là phẫu thuật cắt dạ dày toàn phần hoặc một phần và nạo những hạch lympho lân cận. Thường kết hợp với hóa trị hoặc xạ trị trước và sau khi phẫu thuật. Trong trường hợp bệnh nhân không đủ điều kiện sức khỏe để tiến hành phẫu thuật, có thể phối hợp hóa trị và xạ trị để điều trị nếu không có chống chỉ định.

Giai đoạn IV: Ung thư dạ dày trong giai đoạn này đã di căn đến những cơ quan khác, do vậy việc chữa trị hết sức khó khăn. Tuy nhiên, điều trị có thể giúp kiểm soát khối u và làm giảm các triệu chứng. Có thể sử dụng phối hợp các phương pháp điều trị phẫu thuật, hóa trị, xạ trị và liệu pháp nhắm trúng đích, tùy vào tình trạng bệnh.

 

  1. Tiên lượng:

Tỉ lệ sống sau 5 năm được đánh giá theo giai đoạn ung thư của bệnh nhân.

 

Giai đoạn Tỷ lệ sống sau 5 năm
IA 71%
IB 57%
IIA 46%
IIB 33%
IIIA 20%
IIIB 14%
IIIC 9%
IV 4%

 

Nguồn: American Cancer Society

(Các con số này có thể khác nhau từ các nghiên cứu khác nhau)

  1. Tầm soát và phòng ngừa:
  • Tầm soát:

Việt Nam chưa có chương trình tầm soát cho ung thư dạ dày. Ung thư dạ dày thường được chẩn đoán khi đã sang giai đoạn muộn.

Theo Mạng lưới toàn diện về ung thư quốc gia Hoa Kỳ (NCCN), tại Nhật Bản và một vài khu vực ở Hàn Quốc (những nước có tỉ lệ ung thư dạ dày cao nhất thế giới), việc tầm soát ung thư dạ dày được thực hiện bằng kỹ thuật  photofluorography (chụp huỳnh quang) và nội soi dạ dày.[4],[5]

Việc phát hiện ung thư dạ dày giai đoạn sớm thì thường có thể thực hiện được.  Đối với những quốc gia khác, tầm soát ung thư dạ dày vẫn còn là một thách thức lớn.

Những đối tượng có yếu tố nguy cơ cao như trong gia đình có người nhà mắc ung thư dạ dày, hoặc các bệnh lý di truyền như Hội chứng Lynch, bệnh đa polyp có tính chất gia đình, Hội chứng Peutz Jeghers,… có thể đến các cơ sở y tế để khám, nhằm phát hiện sớm ung thư dạ dày nếu có.

  • Phòng ngừa:

Tránh các yếu tố nguy cơ có thể thay đổi được như: chế độ ăn uống, hút thuốc lá (xem ở mục yếu tố nguy cơ). Phát hiện sớm tình trạng nhiễm H. pylori để để biện pháp điều trị thích hợp.

Mời xem thêm: Ung thư dạ dày – Yếu tố nguy cơ và phòng tránh – ThS Trịnh Vạn Ngữ

Chịu trách nhiệm nội dung: Lê Nho Quốc

Góp ý nội dung: BS Trần Hoàng Hiệp

Nguồn trích dẫn:

[1] Globocan:  http://globocan.iarc.fr/Pages/summary_table_pop_sel.aspx

[2] Helicobacter pylori and Gastric Cancer: Factors That Modulate Disease Risk: https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC2952980/

[3] Stomach cancer:  https://www.cancer.org/cancer/stomach-cancer/causes-risks-prevention/risk-factors.html

[3] NCCN:  https://www.nccn.org/professionals/physician_gls/PDF/gastric.pdf

[4] The Japanese guidelines for gastric cancer screening:

https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/18344316

[5] Performance of different gastric cancer screening methods in Korea: a population-based study:  https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/23209638

 

[icon-box title=”Tổng quan” desc=”” link=”url:https%3A%2F%2Fruybangtim.com%2Fbai-dang-hoan-thanh%2F|title:T%E1%BB%95ng%20quan%20ung%20th%C6%B0%20c%E1%BB%95%20t%E1%BB%AD%20cung|” read_more=”title” icon=”plus-square” size=”32″ color=”color” icon_color=”#ffffff” border=”circle-solid” padding=”5″ width=”1″ icon_border_color=”#600040″ icon_bg_color=”#600040″]
[icon-box title=”Dấu hiệu / Triệu chứng” desc=”” link=”url:https%3A%2F%2Fruybangtim.com%2Fbai-dang-hoan-thanh%2F|title:T%E1%BB%95ng%20quan%20ung%20th%C6%B0%20c%E1%BB%95%20t%E1%BB%AD%20cung|” read_more=”title” icon=”stethoscope” size=”32″ color=”color” icon_color=”#ffffff” border=”circle-solid” padding=”5″ width=”1″ icon_border_color=”#600040″ icon_bg_color=”#600040″]
[icon-box title=”Các thống kê chính” desc=”” link=”url:https%3A%2F%2Fruybangtim.com%2Fbai-dang-hoan-thanh%2F|title:T%E1%BB%95ng%20quan%20ung%20th%C6%B0%20c%E1%BB%95%20t%E1%BB%AD%20cung|” read_more=”title” icon=”book” size=”32″ color=”color” icon_color=”#ffffff” border=”circle-solid” padding=”5″ width=”1″ icon_border_color=”#600040″ icon_bg_color=”#600040″]
[icon-box title=”Phòng ngừa” desc=”” link=”url:https%3A%2F%2Fruybangtim.com%2Fbai-dang-hoan-thanh%2F|title:T%E1%BB%95ng%20quan%20ung%20th%C6%B0%20c%E1%BB%95%20t%E1%BB%AD%20cung|” read_more=”title” icon=”medkit” size=”32″ color=”color” icon_color=”#ffffff” border=”circle-solid” padding=”5″ width=”1″ icon_border_color=”#600040″ icon_bg_color=”#600040″]
[icon-box title=”Yếu tố nguy cơ” desc=”” link=”url:https%3A%2F%2Fruybangtim.com%2Fbai-dang-hoan-thanh%2F|title:T%E1%BB%95ng%20quan%20ung%20th%C6%B0%20c%E1%BB%95%20t%E1%BB%AD%20cung|” read_more=”title” icon=”exclamation-triangle” size=”32″ color=”color” icon_color=”#ffffff” border=”circle-solid” padding=”5″ width=”1″ icon_border_color=”#600040″ icon_bg_color=”#600040″]
[icon-box title=”Chẩn đoán” desc=”” link=”url:https%3A%2F%2Fruybangtim.com%2Fcac-xet-nghiem-trong-chan-doan-ung-thu-da-day%2F|title:Chu%E1%BA%A9n%20%C4%91o%C3%A1n%20ung%20th%C6%B0%20d%E1%BA%A1%20d%C3%A0y|target:%20_blank” read_more=”title” icon=”user-md” size=”32″ color=”color” icon_color=”#ffffff” border=”circle-solid” padding=”5″ width=”1″ icon_border_color=”#600040″ icon_bg_color=”#600040″]
[icon-box title=”Tầm soát ung thư dạ dày” desc=”” link=”url:https%3A%2F%2Fruybangtim.com%2Fung-thu-da-day-yeu-to-nguy-co-va-phong-tranh%2F|title:T%E1%BB%95ng%20quan%20y%E1%BA%BFu%20t%E1%BB%91%20nguy%20c%C6%A1%20ung%20th%C6%B0%20d%E1%BA%A1%20d%C3%A0y|target:%20_blank” read_more=”title” icon=”ambulance” size=”32″ color=”color” icon_color=”#ffffff” border=”circle-solid” padding=”5″ width=”1″ icon_border_color=”#600040″ icon_bg_color=”#600040″]

Nhận bảng tin từ chúng tôi

LỰA CHỌN CỦA BIÊN TẬP VIÊN

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Có thể bạn quan tâm