Phân biệt ung thư trực tràng và bệnh trĩ
Trực tràng là đoạn cuối của đại tràng, nằm giữa đại tràng sigma và ống hậu môn. Ung thư trực tràng là ung thư thường gặp đứng hàng thứ 2 trong tổng số ung thư đại tràng (chiếm tỉ lệ 28%; đứng đầu là ung thư đoạn gần của đại tràng, chiếm 42%) [1] .
Bệnh trĩ là tình trạng sưng phồng của tĩnh mạch hậu môn và tĩnh mạch đoạn thấp của trực tràng. Những tĩnh mạch sưng phồng này thường được gọi là búi trĩ. Các búi trĩ có thể nằm trong trực tràng (trĩ nội) hay nằm dưới da, vùng quanh hậu môn (trĩ ngoại). [2]
Tại sao cần phải phân biệt giữa ung thư trực tràng và bệnh trĩ:
- Do tỉ lệ mắc phải của bệnh trĩ cao hơn nhiều so với ung thư trực tràng nhưng mức độ nguy hiểm của ung thư trực tràng lại cao hơn nhiều so bệnh trĩ, nên cần phải phân biệt hai bệnh nhằm có hướngđiều trị và tiên lượng thích hợp.
+ Tỉ lệ mắc phải của bệnh trĩ cao hơn nhiều so với ung thư trực tràng:
Ví dụ: Tỉ lệ bệnh trĩ tại Vương quốc Anh khoảng từ 13% đến 36% [3] trên tổng dân số. Trong khi đó, đối với ung thư đại trực tràng là 30,2/100.000 [4] .
+ Mức độ nguy hiểm của ung thư trực tràng cao hơn nhiều so với bệnh trĩ:
- Ung thư trực tràng là bệnh lý ác tính. Như đã nêu trên, ung trực tràng chiếm 28% tổng số ung thư đại tràng (hay gọi chung là ung thư đại trực tràng). Bên cạnh đó,theo Globocan (Cơ quan ghi nhận ung thư toàn cầu), tại Việt Nam,năm 2012,tỉ suất tử vong hiệu chỉnh theo tuổicủa ung thư đại trực tràng là 7,0/100.000 (có nghĩa là cứ 100.000 người dân bình thường thì sẽ có 7 người chết vì ung thư đại trực tràng)và đứng hàng thứ 5 (sau ung thư gan, ung thư phổi, ung thư dạ dày và ung thư vú) trong số những ung thư gây tử vong nhiều nhất[5].
- Trĩ là bệnh lành tính, rất hiếm khi gây ra biến chứng, chủ yếu gây khó chịu cho bệnh nhân bởi triệu chứng đau, chảy máu. Các biến chứng có thể gặp như: huyết khối mạch máu ngoại biên, thắt nghẹt trĩ nội [6].
- Do hai hai bệnh có những điểm tương đồng dễ dẫn đến chẩn đoán nhầm lẫn:
+ Những điểm giống nhau của biểu hiện lâm sàng:
- Trong giai đoạn sớm, cả hai bệnh thường không biểu hiện triệu rõ rệt.
- Máu trong phân.
- Đi cầu buốt mót.
- Cảm giác đau vùng chậu, hậu môn.
Sự khác nhau giữa ung thư trực tràng và bệnh trĩ:
Ung thư trực tràng | Bệnh trĩ | ||
Độ tuổi xuất hiện bệnh:
|
– Phần lớn trên 65 tuổi [1]. | – Thường gặp từ 45-65 tuổi [3]. | |
Yếu tố nguy cơ:
|
– Nam giới, trên 50 tuổi.
– Khẩu phần ăn nhiều mỡ động vật, các loại thịt đỏ (như thịt bò, thịt heo). – Lối sống ít hoạt động thể lực, béo phì, hút thuốc lá, uống rượu. – Tiền căn gia đình có người mắc ung thư đại trực tràng. – Những hội chứng di truyền: Bệnh đa polyp đại tràng gia đình, ung thư đại trực tràng không polyp di truyền, đột biến gen. [1] [7]
|
– Táo bón, ăn ít chất xơ.
– Thường xuyên đứng trong thời gian dài. – Thói quen đọc sách khi đi vệ sinh. – Sử dụng các loại thuốc gây táo bón trong thời gian dài. – Có thai. [8]
|
|
Triệu chứng | Chảy máu trực tràng đơn độc | – Chiếm 3,6%[9] trong tổng số nguyên nhân gây chảy máu trực tràng đơn độc. | – Thường gặp. |
Màu sắc máu chảy | – Sẫm màu hoặc đỏ. | – Đỏ | |
Rối loạn đi cầu | – Tiêu chảy, táo bón | – Táo bón kéo dài | |
Giai đoạn tiến triển | – Gây các triệu chứng của hẹp hay tắc nghẽn trực tràng : són phân, thay đổi hình dạng phân. | – Búi trĩ sa ra ngoài có thể gây triệu chứng kích thích vùng đáy chậu hoặc ngứa hậu môn do tiết nhầy hoặc tình trạng són phân sau đi tiêu
– Đối với trĩ nội, bệnh nhân có thể có cảm giác sa búi trĩ ra ngoài khi hoạt động hoặc khi đi cầu, sau đó búi trĩ tự thụt lên hoặc dùng tay có thể đẩy lên – Đau vùng hậu môn do nứt hậu môn hoặc ápxe quanh hậu môn. |
|
Giai đoạn muộn | – Tổng trạng suy sụp, sụt cân nghiêm trọng, chán ăn.
– Biểu hiện di căn của ung thư trực tràng tại các cơ quan khác: ví dụ: vàng da (di căn gan), tràn dịch màng phổi (di căn màng phổi). – Nổi hạch. |
– Thường ít ảnh hưởng đến tổng trạng, cân nặng của bệnh nhân.
– Búi trĩ nội sa hẳng ra ngoài, không thể đẩy vào. – Không nổi hạch. |
|
Phương tiện chẩn đoán | – Thăm khám, hỏi bệnh giúp nghĩ đến bệnh lý ung thư. Sau đó chỉ định các cận lâm sàng thích hợp để chẩn đoán.
– Thường sử dụng nội soi trực tràng, đại tràng kết hợp sinh thiết làm giải phẫu bệnh để chẩn đoán xác định. – Có thể sử dụng thêm CT-Scan, MRI, PET-CT để đánh giá giai đoạn bệnh nhằm định hướng cho việc điều trị. |
– Thường có thể được chẩn đoán sau khi thăm khám và hỏi bệnh kỹ lưỡng.
– Trong những trường hợp khó, không rõ ràng (ví dụ: trĩ nội nhưng búi trĩ chưa sa ra ngoài, lâm sàng chỉ có đi cầu ra máu đơn độc), có thể thực hiện nội soi trực tràng, đại tràng để xác định chẩn đoán.
|
|
Hướng điều trị | – Phẫu trị là phương pháp chủ yếu, có thể kết hợp với xạ trị và hóa trị.
– Phẫu trị có thể cắt bỏ một phần hoặc toàn bộ trực tràng, kết hợp với nạo hạch, tùy thuộc giai đoạn và đánh giá của bác sĩ lâm sàng |
– Thay đổi chế độ ăn uống hợp lý. Ví dụ: ăn nhiều chất xơ, hạn chế mỡ, tránh tình trạng táo bón.
– Lối sinh hoạt lành mạnh. Ví dụ: tránh thói quen ngồi lâu,đọc sách khi đi cầu; giữ vệ sinh vùng hậu môn sạch, tránh sử dụng các loại thuốc gây táo bón, tập thể dục thường xuyên. – Theo nhiều nghiên cứu lâm sàng về bệnh trĩ, ăn nhiều chất xơ làm giảm nguy cơ các triệu chứng dai dẳng và chảy máu khoảng 50% [6], tuy nhiên không cải thiện các triệu chứng sa búi trĩ, đau và ngứa. – Phẫu thuật.
|
Tóm lại:
- Ung thư trực tràng và trĩ là hai bệnh hoàn toàn khác nhau nhưng có những điểm tương đồng có thể dẫn đến chẩn đoán nhầm lẫn trong giai đoạn sớm. Làm bỏ lỡ cơ hội điều trị sớm nếu đó là ung thư trực tràng.
- Chính vì vậy, người bệnh nên đến khám tại các cơ sở y tế chuyên khoa khi có các triệu chứng bất thường như: Rối loạn đi cầu kéo dài (tiêu chảy, táo bón), đi cầu ra máu, đau vùng hậu môn,… Tránh trường hợp chủ quan, tựý điều trị tại nhà hoặc các cơ sở không được cấp phép khám chữa bệnh.
Chịu trách nhiệm nội dung: Lê Nho Quốc
Góp ý nội dung: BS Trần Hoàng Hiệp
Tài liệu tham khảo
[1] Rectal cancer: a review
https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC4431429/
[2] Hemorrhoids:
http://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/hemorrhoids/symptoms-causes/dxc-20249175
[3] Hemorrhoids: From basic pathophysiology to clinical management
https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC3342598/
[6] Complications of hemorrhoids
https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/24881480
[7] Colorectal Cancer:
https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC2796096/
[8] Risk Factors for Hemorrhoids on Screening Colonoscopy:
https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC4583402/
[9] Predicting colorectal cancer risk in patients with rectal bleeding: