Hình 1: Khối u làm hẹp/tắc nghẽn ống mật.
Các giai đoạn phát triển của ung thư Ung thư là một bệnh mạn tính, sự phát triển của nó được chia thành 2 giai đoạn chính: tiền lâm sàng và lâm sàng Giai đoạn tiền lâm sàng Bắt đầu từ sự hình thành tế bào ung thư đầu tiên cho đến lúc bướu có thể phát hiện được (khoảng 1cm). Giai đoạn này chiếm khoảng hơn 2/3 thời gian phát triển của ung thư, có thể ngắn (vài tháng ở các bướu lympho Burkitt) cho đến nhiều năm (ung thư đại tràng, ung thư vú).
Hình 2: Quá trình nhân đôi của tế bào ung thư
Sau khi tiếp xúc với tác nhân sinh ung (carcinogens), các tế bào trải qua những biến đổi đáng kể không hồi phục được. Cơ thể con người có một hệ thống sữa chữa rất kì diệu, tế bào có cơ chế tự phục hồi trình tự DNA, ngoài ra còn có hệ thống tế bào NK (Natural killer) với khả năng tiêu diệt tế bào bất thường[5]. Tuy vậy thỉnh thoảng cũng có một số tế bào lọt lưới và phát triển thành tế bào ung thư. Tế bào ung thư phát triển theo cấp số nhân, từ một tế bào đầu tiên, chúng sẽ phát triển thành hai, bốn, tám… tế bào sau mỗi chu kì phân chia (thời gian nhân đôi nhanh là một đặc điểm thể hiện sự ác tính của bướu), ngắn nhất là 66 giờ ở các bướu Burkitt cho đến hơn 600 ngày ở một số carcinôm tuyến đại trực tràng[1]), thường thì để bướu đạt kích thước 1cm cần khoảng 30 lần thời gian nhân đôi.

Hình 4: Sự tăng trưởng của khối bướu theo thời gian
Giai đoạn lâm sàng: bắt đầu từ thời điểm bướu có thể được phát hiện (1cm), giai đoạn này bệnh nhân bắt đầu biểu hiện triệu chứng. Bướu có thể gây chèn ép các cơ quan lân cận, gây đau do căng giãn, viêm hoại tử, suy kiệt do thiếu dinh dưỡng, vì giai đoạn này bướu to ra rất nhanh. Nếu không được phát hiện, sau 5 lần nhân đôi bướu có thể đạt kích thước 4cm và trọng lượng 32g, sau 5 lần nhân đôi nữa thì bướu có thể đạt tới 1kg[1], gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe, cuối cùng dẫn đến cái chết của bệnh nhân. Vì vậy, việc phát hiện khối u càng sớm thì việc can thiệp điều trị càng có giá trị.
Hình 5: Sự lan tràn của tế bào ung thư
Sự lan tràn của tế bào ung thư: tế bào ung thư có thể lan tràn theo 3 đường, đường lân cận, đường hạch bạch huyết gần đó và đường máu đến các cơ quan xa. Như đã nói đến ở trên, ung thư phát triển to ra nhanh hơn nhiều so với những mô bình thường xung quanh, vì thế nó tạo ra một áp lực tự nhiên khi tăng trưởng và xâm lấn vào mô xung quanh, tự đẩy nó vào bên trong những mô lành. Dĩ nhiên là nó sẽ mọc theo hướng dễ dàng nhất, ví dụ như khối bướu sẽ đi xen giữa những thớ cơ hơn là đi xuyên qua nó.
Tài liệu tham khảo
[2] Cancer development and its natural history. A cancer prevention perspective. https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/3167785
[3] Quá trình tiến triển tự nhiên của ung thư. http://benhvienungbuouhanoi.vn/tim-hieu-ve-benh-ung-thu/phong-chong-benh-ung-thu/bai-4-qua-trinh-tien-trien-tu-nhien-cua-ung-thu.html
[4] Cancer development. https://www.cancerquest.org/cancer-biology/cancer-development
[5] Natural killer cells and cancer. https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/14710949
[6] http://www.cancerresearchuk.org/about-cancer/what-is-cancer/how-cancer-can-spread