Chăm sóc giảm nhẹGiải đáp 6 câu hỏi thường gặp về vấn đề dinh dưỡng...

Giải đáp 6 câu hỏi thường gặp về vấn đề dinh dưỡng trong ung thư

Các chuyên gia dinh dưỡng sẽ thảo luận với chúng ta về việc làm sao để giảm nhẹ những triệu chứng thường gặp do điều trị ung thư. Dinh dưỡng đóng một vai trò quan trọng đối với các bệnh nhân ung thư. Khi người bệnh đã trải qua điều trị thì trong những năm tháng sau đó, vai trò của thức ăn với họ có thể thay đổi. Nhóm chuyên gia dinh dưỡng từ trung tâm Ung thư Memorial Sloan Kettering sẽ giúp chúng ta giải quyết những lo lắng của mình. Những lo lắng này bao gồm mọi thứ từ những tác dụng phụ liên quan đến thức ăn, hay chuẩn bị và chế biến thức ăn sao cho an toàn, cho đến những chế độ ăn đặc biệt và chế độ kiêng cữ.

    Để cho việc ăn uống trở thành một trải nghiệm thú vị, người chăm sóc và người bệnh nên nấu nướng và thưởng thức bữa ăn cùng với nhau.

Chuyên gia dinh dưỡng Michelle Myers cho rằng: “Việc gặp gỡ với các chuyên gia dinh dưỡng luôn có ích đối với bệnh nhân ung thư, dù cho họ đang ở giai đoạn nào của tiến trình điều trị hay đã bước vào giai đoạn bệnh ổn định”. Cô vui mừng khi nhìn thấy bệnh nhân quay trở về với việc ăn uống và cảm nhận về thức ăn như trước đây họ đã từng. Mọi bệnh nhân có thể tự mình tìm hiểu về liệu pháp dinh dưỡng y khoa, tuy nhiên tốt hơn là nên gặp bác sĩ hay chuyên gia dinh dưỡng để được tư vấn rõ hơn. “Nếu bạn cảm thấy quá buồn nôn khi ăn trong suốt quá trình hóa trị, hay bạn nhìn thấy một vài thức ăn cần tránh trên internet, hoặc nếu bạn cần giúp đỡ để duy trì được cân nặng sau điều trị, hãy liên hệ với bác sĩ dinh dưỡng.” Để tìm hiểu bệnh ung thư có thể ảnh hưởng đến dinh dưỡng và chế độ ăn ra sao, các chuyên gia dinh dưỡng đã trả lời cho chúng ta một số câu hỏi thường gặp sau đây.

1. Người bệnh nên tuân theo chế độ dinh dưỡng nào trong suốt quá trình điều trị?

Thật sự không có chế độ ăn nào đúng cho tất cả mọi người. Đội ngũ chăm sóc sẽ giúp tìm ra chế độ ăn hiệu quả cho từng bệnh nhân. Trong suốt quá trình điều trị, bệnh nhân nên tập trung vào việc nạp đủ năng lượng và chất đạm song song với việc kiểm soát các triệu chứng. Hãy thoải mái lựa chọn những gì muốn ăn và chọn những thức ăn mình thích mà đừng quá lo lắng đó là loại thức ăn gì. Để kiểm soát các triệu chứng ảnh hưởng đến việc ăn uống do điều trị, phương pháp sẽ tùy thuộc vào phương pháp điều trị của bệnh nhân, đặc biệt là những điều khiến bệnh nhân thấy khó chịu. Thí dụ, những người đang được hóa trị có thể cảm thấy mất cảm giác ngon miệng, buồn nôn, táo bón, hay tiêu chảy. Sẽ có những hướng dẫn cụ thể để giảm bớt các tác dụng phụ này.

2. Để bắt đầu với bệnh nhân thấy buồn nôn trong quá trình hóa trị liệu. Chế độ ăn như thế nào thì phù hợp với họ?

Để giảm nhẹ cảm giác buồn nôn trong quá trình điều trị ung thư, hãy chia bữa ăn thành nhiều bữa nhỏ trong ngày, vì thế phần ăn của mỗi bữa cũng ít hơn nhưng vẫn đảm bảo đủ năng lượng. Bạn nên tránh những thức ăn nhiều dầu mỡ, quá cay hay quá ngọt. Bao gồm những món chiên xào, bánh ngọt hay những món chứa nhiều gia vị. Thức ăn nhiều dầu mỡ sẽ nằm lâu trong dạ dày và khó tiêu. Những thứ có mùi nồng cũng sẽ làm buồn nôn nhiều hơn như là mùi thức ăn, khói thuốc, nước hoa, vì thế cũng nên hạn chế tiếp xúc. Thay vào đó, hãy thử một chế độ ăn nhẹ nhàng như salad, cháo, soup nấu từ các loại thịt hay hải sản, bánh quy, sữa chua…

3. Đối với triệu chứng táo bón?

Nên tăng dần lượng chất xơ ăn vào cũng như uống đủ nước. Thức ăn giàu chất xơ chẳng hạn như trái cây, rau củ, các loại hạt như là ngũ cốc, mì, gạo lứt. Quan trọng là nên uống đủ nước cho cả ngày để làm cho phân mềm và không bị đầy hơi.

4. Đối với triệu chứng tiêu chảy?

Điều quan trọng nhất trong điều trị tiêu chảy là không để mất nước. Người bệnh nên đưa vào cơ thể ít nhất 2 lít dịch một ngày, có thể là nước uống hay cả nước từ các món ăn. Nước lọc tất nhiên là tốt, tuy nhiên người bệnh có thể uống nước trái cây hay trà, sữa. Để bổ sung điện giải (có thể mất do tiêu chảy), người bệnh có thể uống nước có pha thêm điện giải, ví dụ như oresol. Điều quan trọng là cần tránh những thức ăn quá nóng hay quá lạnh, thức ăn nhiều chất béo hay nhiều đường, vị cay nồng. Do những thứ này đều gây khó tiêu.  
Hình minh họa.
Hình minh họa.
 

 5. Làm sao để hỗ trợ khi người bệnh không muốn ăn?

Chúng tôi hiểu cảm giác khi người thân của mình không chịu ăn gì cả. Đầu tiên, bạn hãy cố tìm xem có bất kì triệu chứng nào khác ngoài việc họ mất cảm giác thèm ăn hay không. Tiếp theo, bạn nên động viên và hỗ trợ họ, nhưng đừng tạo áp lực. Đừng ép họ ăn khi họ không muốn, cũng đừng bắt họ dừng lại khi họ chưa muốn dừng. Điều quan trọng là làm cho việc ăn uống trở nên nhẹ nhàng hơn. Có thể mở nhạc, tạo cảm giác dễ chịu tại nơi ăn uống ví dụ như nhiệt độ phòng đừng nóng quá hay ăn cùng với những người thân trong gia đình. Khuyến khích việc thử ăn nhiều loại thức ăn khác nhau, thử trang trí cho món ăn trông có vẻ hấp dẫn hơn hay chia bữa ăn thành các phần nhỏ hơn sao cho trông chúng đừng có vẻ như quá nhiều.

6. Chế độ ăn sau điều trị: Nên hay không nên ăn cái gì?

Sau điều trị, khi bạn cảm thấy khá hơn một chút và các triệu chứng do tác dụng phụ đã giảm bớt hay không còn, hãy cố gặng chọn ăn những thức ăn lành mạnh. Duy trì một chế độ ăn cân bằng tốt, đủ năng lượng bao gồm các thành phần thịt nạc như hải sản, thịt gà bỏ da, nấm hay các loại hạt nguyên cám, chất béo tốt cho sức khỏe và các loại trái cây và rau đa dạng.
Tài liệu tham khảo
Dịch từ: Nutrition and Cancer: 6 Frequently Asked Questions

Tác giả: Andrew J. Roth. Trung tâm Ung thư Memorial Sloan Kettering

Tác giả và chuyên gia

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Nhận bảng tin từ chúng tôi

LỰA CHỌN CỦA BIÊN TẬP VIÊN

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Có thể bạn quan tâm