Tin đồn & Sự thậtXăm mình làm tăng nguy cơ ung thư, các chuyên gia nói...

Xăm mình làm tăng nguy cơ ung thư, các chuyên gia nói gì?

Tin đồn xăm mình có thể gây ra ung thư? Một nghiên cứu mới đây cho thấy các chất tạo màu trong mực xăm di chuyển từ da đến các hạch lymphô dẫn đến hạch to mạn tính. Mặc dù các tác động lâu dài của việc này chưa được nghiên cứu nhưng đã tạo ra một số tin đồn về việc xăm mình có thể gây ra ung thư. Những kết quả nghiên cứu đến thời điểm hiện tại cho thấy còn quá sớm để kết luận xăm mình có thể làm gia tăng nguy cơ bị ung thư.   Các chuyên gia nói gì? Hiram Castillo-Michel, Tiến sĩ Trung tâm bức xạ Synchrotron Châu Âu tại Grenoble, Pháp cho biết, “Nhiễm trùng da là một tác dụng phụ thường gặp của xăm mình. Sự tạo thành u hạt và các dạng dị ứng thường xảy ra khi xăm mình, điều này có thể liên hệ với các hình xăm rất dễ dàng bởi vì chúng xảy ra trực tiếp trên vùng da xăm mình.” Bác sĩ Castillo-Michel nói, “Các tác động lên sức khỏe mạn tính ví dụ như ung thư thì khó theo dõi hơn. Các tác động này thường không xuất hiện ngay mà sau hàng năm, hàng chục năm sau khi xăm mình và vì thế rất khó để nói rằng các hình xăm hay các thành phần của hình xăm có liên hệ gì hay không. Không có dữ liệu về da liễu nào theo dấu một quần thể lớn trong hàng thập kỷ và nghiên cứu xem mọi người có xăm mình hay không, vì vậy mối liên hệ giữa các thành phần trong mực xăm và các tác động mạn tính khó mà xác định được.” Ông nói thêm, “Các báo cáo trong nghiên cứu của chúng tôi tìm thấy các chất tạo màu và các thành phần gây độc trong hạch lymphô. Tuy nhiên, các tác động đến sức khỏe lâu dài của việc này cho đến hiện tại thì chưa rõ. Sự tích tụ của các thành phần trong mực xăm mình ở hạch lymphô hiện chưa được nghiên cứu. Bởi vì các dữ liệu về việc tiếp xúc với các thành phần gây độc chưa được ghi nhận nên mọi người cần phải nhận thức được những nguy cơ tiềm ẩn có thể xảy ra cùng với hình xăm hơn là cho rằng màu sắc mực xăm là hoàn toàn an toàn.” (Các phát hiện được công bố vào ngày 12 tháng 9 trên Scientific Reports.) Mời xem thêm:
Tổng quan về Ung thư da
Xăm mình tiềm ẩn những nguy cơ gì? Xăm mình ngày càng trở nên phổ biến hơn. Các quy định về an toàn và sức khoẻ liên quan đến xăm mình tập trung chủ yếu vào các quy định về vệ sinh và phòng ngừa nhiễm trùng. Mực được sử dụng để xăm mình nhìn chung bao gồm các chất tạo màu hữu cơ nhưng cũng có thể chứa nickel, crom, magie, coban hoặc titanuim dioxide. Tác giả Ines Schreiver của nghiên cứu, thuộc Viện đánh giá nguy cơ Liên bang Đức cho biết, “Một vài thành phần như nickel và crom được phân loại vào nhóm các chất sinh ung thư và dễ gây nhạy cảm bởi Hệ thống Hài hòa toàn cầu về phân loại và ghi nhãn hóa chất (GHS)”, các chất này có khả năng gây hại đến sức khỏe của những người xăm mình.” Tuy nhiên, cần phải nhấn mạnh rằng chưa có bất kỳ loại mực xăm thẩm mỹ nào được Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Thuốc Hoa Kỳ (FDA) công nhận là an toàn để tiêm vào da.   Lời khuyên Ngoài sự liên quan chưa được xác định rõ ràng giữa xăm mình và ung thư thì xăm mình còn tiềm ẩn những nguy cơ như nhiễm trùng, dị ứng, tạo sẹo và viêm sưng. Bạn không những có thể mắc các loại nhiễm trùng nghiêm trọng từ việc xăm không đảm bảo vô trùng, mà còn từ các loại mực in chứa vi khuẩn. Mực xăm có thể nhiễm bẩn ngay cả khi đựng trong vật chứa kín và được dán nhãn là vô trùng. Bạn cũng nên nhớ rằng loại bỏ hình xăm là một quá trình đau đớn và việc loại bỏ hoàn toàn mà không để lại sẹo là việc có thể không khả thi. Quyết định xăm mình nên được đưa ra khi bạn đã tìm hiểu và cân nhắc kĩ. Ngoài ra, bạn nên lựa chọn những nơi xăm mình có uy tín về chất lượng, một điều khá khó để xác định được ở Việt Nam vì chưa có bất kì cơ quan nào kiểm soát và quản lý chặt chẽ vấn đề này. Mời xem thêm: https://ruybangtim.com/phan-biet-ung-thu-da-va-not-ruoi/
Tài liệu tham khảo
  • Roxanne Nelson, BSN, RN. Do Tattoos Raise the Risk for Cancer?. Medscape. September 12 2017. https://www.medscape.com/viewarticle/885999#vp_2
  • U.S. Food and Drug Administration. Think Before You Ink: Are Tattoos Safe?. Ga: U.S. Food and Drug Administration; Updated: May 2, 2017 https://www.fda.gov/ForConsumers/ConsumerUpdates/ucm048919.htm
  • Ines S, Bernhard H, Christian S, et al. Synchrotron-based v-XRF mapping and μ-FTIR microscopy enable to look into the fate and effects of tattoo pigments in human skin. Scientific Reports September 12 2017. https://www.nature.com/articles/s41598-017-11721-z
  • Tác giả và chuyên gia

    LEAVE A REPLY

    Please enter your comment!
    Please enter your name here

    Nhận bảng tin từ chúng tôi

    LỰA CHỌN CỦA BIÊN TẬP VIÊN

    BÀI VIẾT MỚI NHẤT

    Có thể bạn quan tâm