Tâm lý khi được bác sĩ thông báo “bị ung thư
- Bi quan khi bị ung thư là chuyện “bình thường”
Người bệnh ung thư và thân nhân của họ có thể cảm thấy tội lỗi về những phản ứng cảm xúc không tốt đối với bệnh tật. Họ có thể luôn trong tư thế chịu áp lực phải giữ “thái độ sống tích cực” mọi lúc mọi nơi, tuy nhiên điều này là không cần thiết. Cám giác áp lực này có thể đến từ trong chính bản thân người bệnh, từ mọi người xung quanh hay cả hai. Buồn, trầm cảm, tội lội, sợ hãi và lo lắng tất cả là những thứ bình thường của việc buồn rầu và là cách bạn phản ứng để thích nghi với những thay đổi quá lớn trong cuộc sống.
Cố gắng loại bỏ những cảm xúc này hoặc không chia sẻ chúng với những người khác có thể làm cho người bệnh ung thư cảm thấy bị cô độc. Nó có thể làm cho nỗi đau cảm xúc tồi tệ hơn và một số người cảm thấy tội lỗi hoặc tự đổ lỗi khi họ không thể “sống tích cực”, điều này chỉ làm tăng thêm gánh nặng cho cảm xúc.
- Tỏ ra lạc quan, thực ra bạn đang bị stress đấy
Nhiều người muốn tin vào sức mạnh của tinh thần có thể kiểm soát được các bệnh nghiêm trọng trong đó có ung thư. Đây là một niềm tin an ủi có thể làm cho người bệnh có cảm giác an toàn hơn đối với bệnh tật đó. Nhưng mặt trái của những niềm tin như vậy là khi bệnh ung thư diễn tiến không tốt thì người bệnh lại tự đổ lỗi cho chính mình, càng làm cho tinh thần suy sụp nghiêm trọng hơn.
Không có bằng chứng nào cho thấy việc can thiệp tâm lý có thể làm giảm nguy cơ bị ung thư, làm hết bệnh ung thư hay giúp người bệnh ung thư sống lâu hơn. Tuy nhiên, những thứ như các nhóm hỗ trợ, các kỹ thuật giúp thư giãn, giúp tinh thần thoải mái có thể giúp làm giảm trầm cảm và có thể giúp đối mặt với bệnh ung thư tốt hơn.
- Cần luyện tập để sống lạc quan, yêu đời
a. Học cách hài lòng với bản thân
Đừng nên than vãn vì bản thân không được tài giỏi và giàu có như những người khác. Trong cuộc sống, đôi lúc cần có những phút giây tĩnh lại để nhìn xuống xem còn biết bao người có hoàn cảnh, thua kém mình. Từ đó, học cách tự hài lòng với những gì mà mình đang có và biến cái mình đang có thành sức mạnh.
b. Đừng sợ thất bại, hãy liên tục cố gắng
Hãy học cách chấp nhận những thất bại có thể xảy ra khi làm bất cứ một việc gì trong cuộc sống. Và luôn giữ một suy nghĩ trong đầu là bất cứ một thất bại nào trong ngày hôm nay sẽ là chìa khóa để giúp cho ta có được một thành công to lớn hơn vào nay mai.
c. Làm nhiều việc tốt
Khi bạn làm một việc tốt bạn cũng sẽ nhận lại được một tài sản vô giá của họ đó chính là sự trân trọng và biết ơn và chính điều đấy cho ta thấy cuộc đời của ta có ý nghĩa.
d. Trò chuyện nhiều hơn với người thân, bạn bè
Bi quan dễ sinh bi quan. Lạc quan dễ sinh lạc quan. Chúng dễ lan tỏa từ người này sang người khác.
e. Hãy mỉm cười nhiều hơn
Đối với nhiều người đang sống chung với căn bệnh ung thư thì dường như rất khó để tìm thấy được niềm vui khi bản thân đang ngày ngày đối mặt với căn bệnh đáng sợ như thế này. Nhưng, những nụ cười trên môi sẽ giúp ích cho bệnh nhân ung thư rất nhiều, giúp họ cảm thấy bản thân và mọi thứ xung quanh mình trở nên tốt đẹp hơn. Nụ cười có lẽ là “công tắc” chuyển đổi tự nhiên, khi bạn cười thì dường như không có ý nghĩ nào chạy được vào đầu của mạn, nụ cười có thể tạo ra những thay đổi về mặt sinh lý trong cơ thể con người. Chỉ cần cười trong vài phút thì bạn đã có thể có cảm giác tốt hơn trong nhiều giờ sau đó.
Theo nhiều nghiên cứu, nụ cười mang lại các lợi ích sau:
- Tăng cường lượng oxy hít vào
- Điều hòa tim và phổi
- Thư giãn các cơ toàn bộ cơ thể
- Kích hoạt giải phóng endorphins (các chất làm giảm đau tự nhiên của cơ thể)
- Cân bằng huyết áp
- Cải thiện các chức năng tinh thần (trí nhớ, sáng tạo, …)
- Cải thiện thái độ
- Giảm căng thẳng
- Thúc đẩy sự thư giãn
- Cải thiện giấc ngủ
- Tăng cường sự gắn kết các mối quan hệ xã hội
- Tạo ra cảm giác tổng thể khỏe mạnh
- Làm gì khi biết mình bị ung thư
a. Tâm lý vững vàng để đón nhận căn bệnh một cách nhẹ nhàng hơn.
Không ít người ngay khi nghe tin bị bệnh đã ngã quỵ luôn, không thể cứu chữa, thậm chí có trường hợp lập tức quyên sinh ngay để trốn tránh hiện thực. Ung thư cũng như các căn bệnh mạn tính khác như tiểu đường, tim mạch, cao huyết áp… đó hoàn toàn không phải dấu chấm hết của cuộc đời. Rất nhiều bệnh nhân ung thư được điều trị sống rất lâu, đóng góp tích cực cho xã hội.
b. Chiến đấu với bệnh ung thư
Tinh thần bi quan, dằn vặt, giận dữ, căm thù và cay nghiệt với mọi người, với cuộc sống sẽ khiến cơ thể luôn bị căng thẳng, yếu đuối, không có sức đề kháng với bệnh tật. Ngược lại, tinh thần lạc quan và sảng khoái sẽ giúp các bệnh nhân ung thư phát huy sức mạnh nội lực giành giật sự sống.
c. Tin tưởng bác sĩ, tìm sự trợ giúp từ người thân, bạn bè
Tất nhiên, cuộc sống khi mắc bệnh chắc chắn sẽ thay đổi. Bạn phải phân chia sức lực để chiến đấu với ung thư, để trả tiền viện phí và tiếp tục cuộc sống hàng ngày. Do đó, hãy tìm kiếm sự giúp đỡ từ người thân, bạn bè, đồng nghiệp, hàng xóm. Tuyệt đối không tư lự, trầm ngâm với các xét nghiệm chẩn đoán hoặc những điều trị không hiệu quả bởi chúng chỉ lấy đi sức lực của bạn. Bạn còn các mối quan hệ, gia đình, bạn bè, những việc phải làm ý nghĩa hơn thế.
d. Sinh Lão Bệnh Tử – điều tất yếu của cuộc sống
Sự lão hóa và bệnh tật là quy luật. “Sinh – Lão – Bệnh – Tử”, không người nào có thể đi ngược lại. Tất cả mọi người sẽ đi và rồi cũng sẽ đến. Hãy sống trọn vẹn mỗi ngày, với mỗi cơ hội mà bạn có.
Tâm lý sau khi điều trị ung thư
- Bệnh nhân ung thư sợ gì sau khi điều trị?
Cảm xúc mỗi người đối mặt với bệnh ung thư là khác nhau và nỗi sợ không ai giống ai. Nỗi sợ ung thư quay trở lại là tâm lý hoàn toàn bình thường, đặc biệt là trong suốt năm đầu sau điều trị. Đây là một trong những nỗi sợ phổ biến nhất ở bệnh nhân ung thư, nỗi sợ có thể lớn đến nỗi bệnh nhân không thể nào sống nỗi, ăn không ngon, ngủ không yên và sợ hãi trước mỗi kỳ tái khám.
“Nếu nó quay lại, tôi sẽ phải làm gì đây?”
“Tôi không dám nghĩ tới nó sẽ quay lại.”
“Ung thư chỉ là một phần của cuộc sống và chúng ta hãy luôn có hy vọng.”
Theo thời gian thì những bệnh nhân ung thư sẽ ít nghĩ tới điều này hơn. Tuy nhiên, thậm chí nhiều năm sau điều trị thì những sự kiện trong cuộc sống có thể khơi dậy sự lo lắng này như các đợt tái khám, các triệu chứng tương tự như hồi xưa mắc bệnh, bệnh tật của các thành viên trong gia đình hay ngày kỷ niệm phát hiện bệnh.
- Cách đối mặt với ung thư quay lại
a. Có thông tin.
b. Hãy biểu lộ cảm xúc
c. Suy nghĩ tích cực
d. Đừng đổ lỗi cho bản thân
e. Không cần phải cố tỏ ra lạc quan mọi lúc
f. Tìm các cách giúp cơ thể thư giãn
g. Năng động nếu bạn có thể
h. Hãy nhìn vào những thứ mà bạn có thể kiểm soát. Nếu không thì nhờ giúp đỡ
Tinh thần lạc quan giúp ích gì trong việc điều trị ung thư không?
- Hiệu ứng “giả dược”
Hiệu ứng giả dược làm cho các nhà nghiên cứu thấy thú vị và ngày càng đào sâu nghiên cứu nhiên về nó. Hiệu ứng giả dược là khi bệnh nhân dùng 1 viên thuốc có hình dáng bên ngoài hoàn toàn giống với thuốc nghiên cứu nhưng thực chất bên trong hoàn toàn không có thành phần nào có thể chữa được bệnh. Người bệnh lại có niềm tin là thuốc mình dùng là thuốc điều trị thì các nhà nghiên cứu thấy nhiều khi giả dược lại có tác dụng tương đương với thuốc điều trị đặc hiệu.
- Mối dây liên hệ Tâm trí và Cơ thể
Mối dây liên hệ này là có thật, nhiều nhà nghiên cứu tin rằng những bệnh nhân có suy nghĩ tích cực thì sức khỏe của họ có vẻ tốt hơn vì cơ thể họ giải phóng ra các hóa chất sinh học có tác dụng làm cho cơ thể khỏe mạnh và ảnh hưởng tới một số vùng nhất định của bộ não báo rằng cho bộ não tin vào sự khỏe mạnh. Sự thật là các nhà nghiên cứu đang bắt đầu hiểu được cách mà bộ não liên hệ với cơ thể ở mức độ tế bào. Sự thông hiểu những bước dẫn truyền ở mức độ tế bào đã bùng nổ kể từ khi Giáo sư John Vane đạt giải Nobel năm 1982 và thêm 4 giải Nobel của các nhà khoa học khám phá ra sự kết nối giữa các tế bào bên trong cơ thể.
- Lợi ích của tinh thần lạc quan
Tinh thần lạc quan không phải là một phương pháp điều trị ung thư, không phải cứ không nghĩ, bỏ mặt ung thư sang một bên là sẽ khỏi bệnh ung thư. Nhưng tinh thần là một yếu tố rất quan trọng trong điều trị bệnh ung thư. Vì tinh thần giúp:
- Tuân thủ sự điều trị của bác sĩ.
- Hoàn thành kế hoạch điều trị đã được hoạch định sẵn.
- Tập luyện thể chất, dinh dưỡng và ngủ tốt hơn.
- Mối quan hệ xã hội tốt hơn.
Bài viết dựa trên các bài đăng của American Cancer Institue, kinh nghiệm của tác giả và các đồng nghiệp.
Chịu trách nhiệm nội dung: BS Trần Hoàng Hiệp