Nội dung diễn giả chia sẻ trong talkshow Hormone hạnh phúc: Hormone và sức khỏe

    0
    351

    I. Tổng quan:

    1. Hormone là gì?
    • Hormone là những tín hiệu hóa học (chemical messengers) được tiết ra từ các cơ quan nội tiết, lưu hành trong máu đến tác dụng lên các tế bào, mô, cơ quan có liên quan.
    • Chất dẫn truyền thần kinh (neurotransmitters): cũng là những tín hiệu hóa học, được tiết ra từ tế bào thần kinh đến tác động lên các tế bào thần kinh khác hay mô, cơ quan.
    • Một số chất dẫn truyền thần kinh hoạt động như một hormone. Hay nói cách khác, một số chất vừa là chất dẫn truyền thần kinh vừa là hormone.
    1. Vai trò của hormone

    Hormone bản chất là những phân tử hóa học nhỏ bé, gần như “vô hình” với chúng ta nhưng chúng lại đóng một vai trò then chốt trong hoạt động cơ thể con người. Hormone có tác động điều hòa hầu hết các hoạt động cơ thể từ việc ăn ngủ, tiêu hóa thức ăn ra sao, lớn lên, sinh con đẻ cái như thế nào… cho đến cả tâm trạng thường ngày.

    Thực tế thì chỉ cần một lượng rất nhỏ hormone là đủ để gây tác động cần thiết lên cơ quan đích. Nếu quá nhiều hay quá ít hormone, hay còn gọi là sự mất cân bằng sẽ dẫn đến các rối loạn trong cơ thể như: thiếu hormone giáp sẽ bị suy giáp (người lừ đừ, lúc nào cũng buồn ngủ vì chuyển hóa bị kém đi, táo bón… trẻ em bị chậm phát triển trí tuệ…), thừa hormone giáp bị cường giáp, thiếu hormone sinh sản dẫn đến rối loạn chức năng sinh sản, thiếu hụt insulin gây tăng đường huyết… Việc điều tiết hormone là một quá trình tự điều chỉnh của cơ thể, khi có dấu hiệu thừa hay thiếu một hormone nào đó, cơ thể sẽ tự sản sinh ra các tín hiệu về trung tâm để từ đó có thể kích thích hay hạn chế sản xuất hormone đó lại, từ đó giúp giữ cân bằng cho các hormone. Tuy nhiên, quá trình điều tiết hormone bị ảnh hưởng bởi một số yếu tố như tuổi tác, genes, môi trường, stress hay một số bệnh lý. Nếu có các tình trạng bất lợi kéo dài ảnh hưởng lên việc điều tiết hormone thì sẽ gây mất cân bằng. Ngược lại cũng có những tác động có lợi, để giúp sản sinh ra những hormone có lợi cho cơ thể

     

    II. Hormone hạnh phúc

    Gọi hormone hạnh phúc là vì chúng là những tín hiệu học tác động tích cực lên sức khỏe tinh thần của chúng ta.

    Có nhiều loại hormone hạnh phúc, nhưng nổi bật trong số đó là D.O.S.E

    • Dopamine: tạo sự phấn khích, cảm giác hài lòng, thoải mãn, kiểm soát hành động và nâng cao khả năng tập trung. Được gọi là “hormone của sự tán thưởng” vậy nên sự khen ngợi, tán dương kích thích sản xuất dopamine vậy nên cách tốt nhất để dopamine được sản sinh là đặt ra những mục tiêu cụ thể và nỗ lực đạt được chúng.
    • Ocytocin: “hormone tình yêu” giúp tăng cường sự gắn kết cảm xúc, niềm tin và sự chung thủy. Một số nghiên cứu cho thấy những ở cặp đôi yêu xa, thiếu những tương tác “cơ học” với nhau như các hành động ôm, hôn thể hiện tình cảm sẽ làm giảm nồng độ oxytocin trong cơ thể họ và chính sự giảm nồng độ oxytocin này làm họ trở nên khao khát được ở gần nhau, gặp lại nhau hay còn gọi là sự nhớ nhung khi phải xa cách nhau. Cuộc sống ngày nay, mọi người thường có xu hướng ở một mình cùng với nhau, tức là ngồi bên nhau nhưng mỗi người đều có một thế giới riêng với điện thoại smartphone, laptop… Không phải những việc như vậy mà chính là những khoảnh khắc dành thời gian cho gia đình, ở bên cạnh những người mình yêu thương, hoạt động xã hội hay chỉ cần là những hành động tử tế khi đối xử với người khác mới là những hành động kích thích oxytocin phóng thích ra nhiều nhất.
    • Seretonin: được ví như “hormone của sự tự tin”, giúp tăng lòng tự tin, hạn chế, giải tỏa những cảm xúc tiêu cực, lo lắng và cải thiện giấc ngủ. Cách tốt để sản xuất tự nhiên nguồn serotonin là luyện tập thể dục thể thao hằng ngày, thử thách bản thân, đặt mục tiêu, suy nghĩ về thành quả, ý nghĩa mình sẽ nhận được khi hoàn thành.
    • Endorphins: được ví như “chất giảm đau tự nhiên” được sản xuất trong các hoạt động tích như hoạt động thể dục thể thao (aerobic, cardio…), chơi đùa với bạn bè hay bằng thức ăn: chocolate đen, đồ ăn có vị cay hay đơn giản chỉ là những món ăn yêu thích.

    III. Hormone stress

    Từ “Stress” lần đầu tiên xuất hiện 1936 bởi Hans Selye với định nghĩa “Các đáp ứng không đặc hiệu của cơ thể với các nhu cầu cần thay đổi” với ý nghĩa ban đầu dùng trong lĩnh vực y khoa để mô tả các triệu chứng, bệnh lý, tình huống bất lợi cho sức khỏe. Sau đó từ “stress” dần trở nên thông dụng, người ta bắt đầu dùng nó vượt ra ngoài định nghĩa ban đầu của Hans Selye, với các tình huống như phải làm việc với sếp khó tính, căng thẳng thi cử hay bất kì các tình huống khó khăn nào. Đến ngày nay mọi người đều hiển nhiên hiểu rằng stress là tình huống không có lợi, và theo định nghĩa của từ điển thì stress là: sự căng thẳng của thể chất, tinh thần hoặc cảm xúc. Hoặc stress là sự trải qua những hoàn cảnh hay cảm xúc khi mà một người nhận ra có sự yêu cầu nào đó vượt quá khả năng giải quyết của họ hay các nguồn lực xã hội.

    Stress không hẳn là hoàn toàn xấu. Ngta phân chia nó thành stress có lợi và stress bất lợi (distress). Stress có lợi là giai đoạn đầu, khi nó bắt đầu khởi mào, tăng dần mức độ lên, đồng thời nó cũng có tác động kích thích lên hành vi của bản thân để thích nghi theo. Vd như sẽ tích cực làm việc hơn để kịp deadline, học bài để vượt qua kì thi… tuy nhiên đến một mức độ nào đó thì nó sẽ trở thành xấu, khi đó mức độ thể hiện, hành vi của chúng ta tỉ lệ nghịch với mức độ stress.

     

    Tiếp theo để hiểu hơn, chúng ta sẽ tìm hiểu về cơ chế của stress, tức là tại sao có stress, stress tồn tại như thế nào. Và một phần trong đó chính là các hormone có liên quan đến quá trình stress hay còn gọi là hormone stress.

    Khi có các tình huống bất lợi hay bất thường (gọi chung là stress) xảy ra cơ thể sẽ nghĩ là chúng đang bị tấn công do đó sẽ chuyển qua chế độ “fight or flight” dẫn đến việc phóng thích các hormone, trong đó nổi bật với:

    • Cortisol: Tăng lượng đường trong máu, tăng cường hoạt động của não bộ và khả năng sữa chữa các mô bị tổn thương
    • Adrenalin: Tăng cường năng lượng, tăng nhịp tim, huyết áp và sự hoạt động của các cơ
    • Norepinephrin: Dẫn máu nuôi ở các cơ quan như da… về các cơ quan quan trọng hơn tại thời điểm “khẩn cấp” như não bộ, cơ…

     

    Nói chung các hormone này được tiết ra có tác dụng chuẩn bị cho cơ thể đối mặt với tình huống “nguy hiểm” chuẩn bị cho chế độ “fight or flight”, giúp tăng “độ tập trung – liều lĩnh”, tăng cường năng lượng, tim đập nhanh hơn, máu dẫn tới các cơ nhiều hơn, thở nhanh hơn…Vd như khi gặp phải một tình huống nguy hiểm như bị tấn công, khi đó chúng ta sẽ có xu hướng bỏ chạy khỏi mối đe dọa, hoặc một số ít trường hợp sẽ ở lại tấn công. Vd khi ta bỏ chạy đi, chạy một lúc thoát khỏi mối nguy rồi, ta dừng lại và nhận thấy tim mình đập rất nhanh, người hồi hộp, thở không ra hơi và có thể như một số người đã từng nói “Không ngờ mình có thể làm được những việc như vậy”… Tất cả những điều đó, từ việc cố gắng chạy nhanh nhất có thể, đến từng nhịp tim đều do tác dụng của các hormone này. Và trong những trường hợp như thế, stress là có lợi.

    Tuy nhiên trong các tình huống không thích hợp, hay stress kéo dài, các hormone này được tiết ra dai dẳng lại vô hình chung làm stress nặng hơn, đi vào vòng luẩn quẩn của stress, gây ra các vấn đề về sức khỏe như  trầm cảm, sa sút trí nhớ, bệnh lý tim mạch, rối loạn tiêu hóa, rối loạn chức năng tình dục sinh sản, suy giảm miễn dịch…

     

    IV. Ảnh hưởng của hormone hạnh phúc và stress lên sức khỏe:

    Hiện nay, các nhà khoa học đang dần dần hé mở mối liên quan giữa sức khỏe tinh thần và sức khỏe thể chất.

    Trong một nghiên cứu được thực hiện ở Mỹ trên hơn 500000 cặp vợ chồng được nhập viện điều trị thì kết quả cho thấy sau cái chết của vợ/chồng họ thì hệ miễn dịch của họ bị suy giảm và có thể cần đến một năm sau mới phục hồi lại được. Hoặc một số nghiên cứu khác cho thấy ở những người cô độc, bị chấn thương, có các mối quan hệ đổ vỡ… thường có xu hướng bị nhiễm trùng kéo dài hơn và vết thương cũng khó lành hơn. Ngoài ra, người ta còn ghi nhận rằng, stress dài ngày làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý tự miễn như vảy nến, các bệnh về khớp…

    Trong khi đó, những việc làm tích cực như dành thời gian vui đùa với người thân, bạn bè, hoạt động xã hội… lại có ảnh hưởng ngược lại.

    Điều này được giải thích bằng việc khi ta bị stress, các hormone stress như cortisol hay adrenalin tuy có lợi trong thời gian đầu nhưng khi stress kéo dài, chúng được tiết ra quá nhiều thì dẫn đến các xáo trộn trong cơ thể, chúng làm suy giảm hệ miễn dịch đi. Còn cơ chế tại sao chúng lại làm suy yếu hệ miễn dịch thì hiện tại chưa được tìm rõ.

    Tóm lại, những cảm xúc tích cực làm tăng cường hệ miễn dịch cơ thể trong khi đó cảm xúc tiêu cực thì làm suy giảm đi. Khi ta hạnh phúc, vui đùa hay thư giãn, các hormone hạnh phúc được tăng cường, đồng thời làm giảm tiết các hormone stress, dẫn đến những ích lợi trên hệ miễn dịch từ đó làm tăng cường sức khỏe nói chung.

    A CHUCKLE A DAY KEEPS DOCTOR AWAY

    LEAVE A REPLY

    Please enter your comment!
    Please enter your name here