1) Tìm hiểu nguồn gốc khoa học của thực phẩm GMO
Bài viết phân loại thực phẩm thành 3 nhóm: GMO, non-GMO (không GMO) và Organic (thực phẩm hữu cơ).1.1 Định nghĩa
GMO: GMO là viết tắt của Genetically Modified Organism, hay sinh vật biến đổi gen, là sinh vật được thay đổi về vật liệu di truyền (bộ gen/DNA) bằng công nghệ sinh học hiện đại, gọi là công nghệ gen, để tạo ra một đặc tính mới cho sinh vật (ví dụ như sức đề kháng của thực vật, côn trùng hoặc hạn hán, khả năng chịu thuốc diệt cỏ, hay tăng chất lượng thực phẩm hoặc giá trị dinh dưỡng, tăng sản lượng). Thực phẩm có chứa thành phần có nguồn gốc từ sinh vật biến đổi gen, hoặc được tạo ra từ sinh vật biến đổi gen được gọi là thực phẩm biến đổi gen (2). Ở Việt Nam, thực phẩm biến đổi gen được gọi là thực phẩm GMO; chính vì vậy, khái niệm này sẽ được dùng xuyên suốt trong bài viết. Trong hiện tại, thực phẩm biến đổi gen trên thị trường hoàn toàn có nguồn gốc từ thực vật (3). Organic: Thực phẩm Organic, hay còn gọi là thực phẩm hữu cơ là những loại thực phẩm được sản xuất bởi các quy trình nông nghiệp hữu cơ. Những quy trình này phải đảm bảo quá trình canh tác thúc đẩy sự đa dạng sinh thái và các quy trình sinh học, bao gồm sử dụng phân bón có nguồn gốc hữu cơ (có nguồn gốc từ sinh vật), giới hạn loại và số lượng thuốc trừ sâu và chu trình canh tác đất luân canh (thay đổi loại cây trồng theo mùa) (4). Hiện tại, Liên minh Châu Âu, Hoa Kỳ, Canada, Mexico, Nhật Bản và nhiều nước khác yêu cầu các nhà sản xuất phải có giấy chứng nhận đặc biệt để bán thực phẩm làm thực phẩm hữu cơ trong phạm vi biên giới. Trong bối cảnh của các quy định này, thực phẩm hữu cơ được sản xuất tuân thủ theo các tiêu chuẩn hữu cơ do các tổ chức khu vực, các chính phủ quốc gia và các tổ chức quốc tế đặt ra. Mặc dù sản phẩm vườn nhà bếp có thể hữu cơ, để được dán nhãn hữu cơ chính thức phải được thông qua bởi các cơ quan an toàn thực phẩm của chính phủ như Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA) hoặc Ủy ban châu Âu (EC) (5). Tại Việt Nam hiện vẫn chưa có quy định và nhãn dán chính thức cho thực phẩm hữu cơ được bày bán trong nước. Do vậy, bất kì nhãn dán nào được ghi là “Organic” hay “Thực phẩm hữu cơ” ở Việt Nam đều có thể xem như chưa qua kiểm định chính thức nào. Thực phẩm GMO hay được dán nhãn Organic đều phải được thông qua các quy trình giám sát và kiểm tra cụ thể, tùy theo từng quốc gia mà chúng ta sẽ nói kĩ trong mục 2. Tất cả các thực phẩm ngoài thị trường không qua biến đổi gen nhưng cũng không qua những quy trình kiểm định Organic, hay những thực phẩm không đóng gói đều được xếp vào loại thực phẩm non-GMO.1.2 Lược sử về nguồn gốc GMO và lịch sử khoa học trong nông nghiệp
Mặc dù khái niệm về thực phẩm biến đổi gen nhờ công nghệ mới xuất hiện trong thế kỷ 20, trên thực tế, loài người đã can thiệp vào gen của cây trồng để cho ra tính trạng như mong muốn từ rất lâu bằng phương pháp chọn lọc nhân tạo, hay còn gọi là chọn giống. Bằng cách chọn lai giữa các cá thể mang đặc tính như mong muốn và loại đi những cá thể xấu, qua nhiều thế hệ loài người đã tạo ra những loài vật nuôi và cây trồng mang ưu thế lai và có gen hoàn toàn mới so với giống ban đầu. Khoảng 32000 năm trước, loài người đã thuần hóa chó sói và liên tục chọn giống trong nhiều thế hệ để tăng tính thuần phục, tạo ra loài chó nuôi trong nhà như ngày nay (6.) Mặc dù thực vật được “biến đổi gen” sớm nhất vào khoảng 7800 năm trước Công Nguyên là lúa mì (7), bắp (ngô) chúng ta ăn ngày nay chính là ví dụ tiêu biểu nhất về việc thực phẩm chúng ta ăn ngày nay khác xa thực phẩm tự nhiên ban đầu như thế nào (hình 1). Một số loài thực vật chúng ta ăn thời nay, bằng phương pháp chọn giống cũng khác hẳn với nguồn gốc hoang dại ban đầu của nó như chuối (không hạt so với chuối dại) (13), bông cải xanh (đầu to hơn gốc ban đầu) (14) và táo (ngọt và mọng nước hơn táo dại) (15). Biến đổi gen cũng xảy ra trong tự nhiên không do tác động của con người qua một quá trình gọi là chuyển gen ngang (Horizontal gen transfer). Quá trình này được cho là xảy ra khi gen của vi khuẩn được chuyển ngang sang bộ gen của động/thực vật, tạo ra giống khoai lang ngọt như ngày nay (16). Quá trình chọn giống trước thường đòi hỏi nhiều thời gian và đôi khi rất khó để có được giống lai có tính trạng như mong muốn, nhất là đối với các tính trạng được quy định bỏi nhiều gen. Để tăng tốc quá trình chọn giống này, khoảng đầu thế kỷ 20, khi khoa học bắt đầu biết về DNA và vai trò của chúng, các nhà sinh học đã dùng các biện pháp vật lý, hóa học để gây đột biến DNA (dùng phóng xạ, dùng hóa chất gây đột biến) lên thực vật, tạo các “mẻ đột biến” và tiến hành chọn lọc lấy cây mang tính trạng mong muốn trong số những cây bị đột biến đó. Mặc dù tốc độ tạo giống mới nhanh hơn rất nhiều so với việc chờ đợi đột biến ngẫu nhiên trong tự nhiên, nhưng phương pháp này vẫn dựa trên may mắn, vì đột biến sinh ra vẫn là đột biến ngẫu nhiên. Sự ra đời của Kỹ thuật di truyền (Genetic Engineering, viết tắt là GE) với thí nghiệm cắt dán gen kháng kháng sinh giữa hai loài vi khuẩn của Boyer và Cohen vào năm 1973 mở đầu một bước đột phá trong công nghệ sinh học (17), và cũng là cái kết cho phương pháp chọn giống dùng phương pháp vật lý/hóa học để gây đột biến gen nói trên. Một năm sau đó, thí nghiệm đưa DNA của virus SV40 vào phôi thai chuột của Jaenisch và Mintz cho thấy chúng ta có công nghệ có thể sửa đổi gen một cách cụ thể và chính xác và áp dụng trên nhiều loại sinh vật (18). Ngay sau đó, hàng loạt tranh luận nổ ra giữa giới khoa học, chính phủ lẫn truyền thông về những lo ngại về nguy cơ tiềm tàng mà công nghệ gen có thể đem lại với sức khỏe toàn cầu hay sự an toàn của sinh giới và môi trường. Không lâu sau, lệnh cấm sử dụng công nghệ gen được ban hành để các ban ngành khoa học, chính phủ và những nhà làm luật trên toàn thế giới có thời gian đánh giá sự an toàn cũng như quy trình chuẩn của nghiên cứu về công nghệ gen. Năm 1975, Hội nghị Asilomar (Asilomar Conference) diễn ra trong 3 ngày với sự tham gia của 40 chuyên gia bao gồm các nhà khoa học, luật sư và quan chức chính phủ đã kết luận rằng các dự án công nghệ gen nên được tiếp tục với những quy chuẩn nhất định (19). Các quy chuẩn này đều có thể thay đổi nếu có những kiến thức hay phát kiến mới trong khoa học. Nhờ vào các quy chuẩn rõ ràng trên, tất cả các công trình khoa học liên quan tới công nghệ gen đều được tiếp tục và tạo ra một kỷ nguyên mới cho khoa học công nghệ. Năm 1982, cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) lần đầu tiên phê duyệt dược phẩm đầu tiên được sản xuất bởi sinh vật biến đổi gen, Humulin, có thể dùng trong y học lên con người (20). Humulin được sản xuất bằng cách đưa gen người, Insulin vào vi khuẩn Escherichia coli. Vi khuẩn này có thể được nuôi và nhân lên số lượng lớn để có thể sản xuất đủ lượng hoocmon để lọc, đóng gói và kê toa cho bệnh nhân tiểu đường. Năm 1992, cây trồng biến đổi gen đầu tiên, giống cà chua FLAVR SAVR với độ chắc chắn và tuổi thọ cao, được Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ phê duyệt sản xuất ra thị trường (21). Kể từ đó, công nghệ gen được sử dụng rộng rãi trong nông nghiệp lẫn dược phẩm, tạo ra các chế phẩm và thực phẩm có ích và giải quyết nhiều vấn đề toàn cầu. Một số ví dụ tiêu biểu như giống ngô kháng sâu hại lá (22), thực vật kháng thuốc diệt cỏ (23), đậu tương giàu axit béo (24), gạo vàng (25) hay thuốc chống đông máu Atryn được sản xuất từ dê (26).1.3 Quy trình tạo ra thực phẩm biến đổi gen
Quy trình chung để tạo ra thực phẩm GMO gồm 4 bước cơ bản:- Bước 1: Xác định tính trạng mong muốn. Các nhà khoa học thường cố gắng xác định tính trạng mong muốn ở sinh vật cần biến đổi gen bằng cách quan sát tự nhiên xem có sinh vật nào có tính trạng mong muốn tương tự để tiến hành cắt dán gen. Lấy ví dụ, để tạo ra gạo vàng có khả năng sản xuất một số lượng lớn tiền tố vitamin A (beta carotene hay pro-vitamin A), người ta tiến hành sàng lọc và lên danh sách các sinh vật có thể sản xuất pro-vitamin A ví dụ như bắp ngô.
- Bước 2: Xác định gen mã hóa tính trạng mong muốn. Quy trình sàng lọc gen được tiếp tục tiến hành bằng các phương pháp so sánh bộ gen giữa các sinh vật có thể sản xuất ra tính trạng mong muốn hoặc bằng cách loại bỏ DNA một cách có hệ thống cho đến khi tính trạng đó mất đi. Bằng cách này, đoạn gen chính xác quy định tính trạng mong muốn được xác định.
- Bước 3: “Cắt dán” gen. Trong công nghệ gen, chuỗi DNA có thể được cắt và dán bởi loại enzyme đặc biệt. Nhờ vậy, chuỗi DNA quy định tính trạng mong muốn có thể được cắt ra từ bất kì một sinh vật nào và được đưa vào tế bào thực vật bằng Gene Gun (súng bắn gen) hoặc bằng cách dán vào vòng DNA của vi khuẩn Agrobacterium tumifacien. Sau đó, vi khuẩn sẽ chuyển chuỗi DNA vào bộ gen của tế bào thực vật. Các thành phần khác của vi khuẩn sẽ được tế bào tiêu hủy bằng phản ứng phòng vệ tự nhiên.
- Bước 4: Trồng cây/Nuôi sinh vật. Sau khi cắt dán gen, tế bào được nuôi trong phòng thí nghiệm để kiểm tra kiểu gen và sau đó, được nuôi thành thực vật trong nhà kính với khí hậu được kiểm soát và điều chỉnh phù hợp để kiểm tra kiểu hình. Một khi được tạo ra thành công, các hạt giống sẽ được nuôi trồng và nhân lên để sản xuất hàng loạt.
2) Tình hình sản xuất và tiêu thụ GMO trên toàn thế giới
Trong vòng 20 năm trở lại đây, việc sản xuất trồng trọt GMO trên toàn cầu tăng cao gấp 94 lần, chiếm 180 triệu hecta diện tích canh tác. Mỹ là nơi trồng nhiều thực phẩm biến đổi gen nhất, theo sau là các nước Nam Mỹ như Brazil, Argentina. (Xem thêm Phụ lục 1: Những thực phẩm GMO đã được phê duyệt bày bán trên thị trường Mỹ). Tại châu Á, Ấn Độ, Trung Quốc, Pakistan là những nguồn sản xuất GMO hàng đầu (30,31). Phần lớn các nước châu Âu, mặc dù cấm việc trồng trọt sản xuất GMO cho mục đích nông nghiệp nhưng là lục địa nhập khẩu GMO hàng đầu thế giới (31,32). Khoảng hơn 30 triệu tấn bắp ngô, đậu nành và sản phẩm chăn nuôi GMO được nhập vào châu Âu hàng năm. Chỉ có 6 quốc gia hoàn toàn cấm trồng trọt, nhập khẩu và tiêu thụ GMO bao gồm: Nga (GMO chỉ được dùng trong nghiên cứu), Bhutan, Algeria, Kyrgyzstan, Mdagascar, và Peru30-32. Tại Việt Nam, 3 giống ngô có khả năng kháng sâu bệnh GMO được phép trồng và sản xuất kinh doanh theo Thông tư số 08/2013/TT-BTNMT ngày 16/5/2013 của Bộ Tài nguyên và Môi Trường. 3 giống ngô này là đều phát triển từ giống nền NK66 của công ty Syngenta và đều được bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chứng nhận an toàn sinh học (33). Vậy thực phẩm GMO được các cơ quan chính thống kiểm soát như thế nào? Phần dưới đây sẽ tóm tắt các đạo luật bởi các chính phủ trên thế giới cũng như Việt Nam trong việc kiểm soát thị trường thực phẩm biến đổi gen.3) GMO trên thị trường tiêu dùng được chính phủ kiểm soát như thế nào?
Thực phẩm biến đổi gen là một sản phẩm của khoa học kĩ thuật. Do đó, những vấn đề về an toàn thực phẩm và an toàn sinh học cũng như sự ảnh hưởng tới sinh thái của GMO đều phải được kiểm soát nghiêm ngặt. Năm 1992, Liên hợp quốc, thông qua hội thảo Agenda-21 nhấn mạnh việc quản lý sinh vật biến đổi gen và ban hành những hướng dẫn về việc kiểm soát, tiêu chuẩn thử nghiệm, quy trình chứng nhận, đóng gói và dán nhãn cho thực phẩm GMO. Năm 2003, Ủy ban Tiêu Chuẩn Thực Phẩm Codex (CAC), một tổ chức được thành lập bởi Tổ chức Nông lương thế giới FAO và Tổ chức Y tế thế giới WHO ban hành Codex guideline, bao gồm những hướng dẫn cụ thể về việc thẩm định an toàn của sinh vật biến đổi gen (34). Những hướng dẫn này được xem như cơ sở cho việc quản lý và kiểm soát thực phẩm GMO ở từng quốc gia và khu vực lãnh thổ. Hầu hết các nước đều có một nhóm cố vấn liên ngành để đánh giá các vấn đề khoa học và kỹ thuật liên quan đến GMOs. Để có hiệu quả, các cơ quan quản lý chịu trách nhiệm chung về cây trồng biến đổi gen và các sản phẩm của họ đều phải dựa trên dữ liệu thực nghiệm và những báo cáo khoa học uy tín. (Xem thêm Phụ lục 2: Các quy định về thực phẩm GMO ở một số nước) Tại Việt Nam, do vẫn còn số lượng có hạn thực phẩm biến đổi gen được sản xuất và canh tác, hệ thống quản lý thực phẩm GMO còn chưa được hoàn chỉnh. Ngày 8/1/2016: Thông tư liên tịch số 45 giữa Bộ Khoa học Công nghệ và Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn ban hành: tất cả các thực phẩm GMO có trên 5% tổng nguyên liệu đều phải được dán nhãn (37). Việc dán nhãn sản phẩm chỉ áp dụng cho thực phẩm đóng gói sẵn; thực phẩm tươi sống, thực phẩm được chế biến không phải tuân thủ các quy định này. Hoạt động nuôi trồng sinh vật biến đổi gen để sản xuất hay nghiên cứu phải được chấp hành theo Nghị định số 69/2010/NĐ-CP ngày 21 tháng 6 năm 2010 của Chính phủ về an toàn sinh học đối với sinh vật biến đổi gen (38), được chỉnh sửa thêm vào ngày 30 tháng 11 năm 2011. Đối với việc nhập khẩu thực phẩm GMO, ở Việt Nam chưa có quy định cụ thể. Tuy nhiên, theo khảo sát năm 2010 của Trung tâm kỹ thuật tiêu chuẩn đo lường chất lượng 3, trên 323 mẫu sản phẩm được lựa chọn ngẫu nhiên tại 17 siêu thị và chợ ở TPHCM, có khoảng 40% bắp ngô, 26% đậu nành, 10% gạo, 13% khoai tây và 10% cà chua là thực phẩm biến đổi gen (39).4) Phong trào phản đối GMO trên toàn thế giới
Thực phẩm GMO được sản xuất rộng rãi và có tiềm năng giải quyết nhu cầu dinh dưỡng trên thế giới, với tình hình tăng trưởng dân số thế giới. Các tổ chức khu vực quốc tế như National Academy of Sciences (NAS), FDA, ESFA, và WHO liên tục đưa ra bằng chứng khoa học và khẳng định sự an toàn của thực phẩm GMO đối với sức khỏe con người (3,40). Tuy nhiên, những tranh cãi mối liên hệ giữa can thiệp công nghệ và sự an toàn đối với người tiêu dùng vẫn liên tục nổ ra từ khi GMO được giới thiệu ra thị trường cho tới tận bây giờ. Cả hai phía, phản đối và ủng hộ đều đưa ra những bằng chứng khoa học, có cơ sở lẫn không có cơ sở để củng cố cho luận điểm của mình. Có 3 lo ngại chính cho cộng đồng toàn cầu khi nói về GMO trong an toàn thực phẩm:- Ăn thực phẩm GMO mang DNA “ngoại lai” sẽ gây các tác dụng xấu đến sức khỏe.
- Chất kháng sâu/bệnh trong các GMO mang gen tự sinh các chất này sẽ đầu độc người sử dụng bằng chính các chất đó.
- GMO mang gen kháng thuốc trừ cỏ sẽ làm tăng nguy cơ lạm dụng các thuốc này và gây tồn dư trong thực phẩm cũng như hại môi trường.
Tài liệu tham khảo
Phụ lục
- Các thực phẩm biến đổi gen đã được phê duyệt bày bán trên thị trường Mỹ bao gồm :
Thực phẩm | Nguồn gốc của tính trạng | Tính trạng |
Bắp ngô | Vi sinh vật, các giống bắp khác | Kháng sâu bệnh |
Khả năng chịu thuốc diệt cỏ | ||
Bắp đực không có khả năng sinh sản | ||
Sản xuất Alpha-amylase | ||
Tăng sản xuất lysine | ||
Chịu hạn | ||
Đậu nành | Vi sinh vật, bắp ngô, yến mạch, các giống đậu nành khác | Khả năng chịu thuốc diệt cỏ |
Tăng sản xuất dầu oleic acid | ||
Kháng sâu bệnh | ||
Mù tạt xanh | Khả năng điều hòa nhịp sinh học | |
Canola | Vi sinh vật | Khả năng chịu thuốc diệt cỏ |
Cây đực không có khả năng sinh sản | ||
Nấm | Phân hóa phytate | |
Khoai tây | Vi sinh vật | Kháng sâu bệnh |
Virus | Kháng virus | |
Các loài khoai tây khác | Sản xuất ít đường hơn | |
Sản xuất ít asparagine | ||
Giảm độ thâm | ||
Cà chua | Vi sinh vật, khoai tây | Làm chậm quá trình mềm |
Vi sinh vật | Kháng sâu bệnh | |
Rau cải tím (Radicchio) | Vi sinh vật | Khả năng chịu thuốc diệt cỏ |
Cây đực không sinh sản được | ||
Rau cải mầm (Alfafa) | Vi sinh vật | Khả năng chịu thuốc diệt cỏ |
Củ cải đường | Vi sinh vật | Khả năng chịu thuốc diệt cỏ |
Gạo | Vi sinh vật | Khả năng chịu thuốc diệt cỏ |
Táo | Các giống loại táo khác | Làm chậm quá trình thâm |
Dưa lưới (Cantaloupe) | Vi sinh vật | Lầm chậm quá trình chín |
Bí đao | Virus | Kháng virus |
Đu đủ | Virus | Kháng virus |
Mận | Virus | Kháng virus |
Lúa mì | Vi sinh vật | Khả năng chịu thuốc diệt cỏ |
- Các quy định về thực phẩm GMO ở một số nước
Tài liệu tham khảo
2 Genetically Modified Organisms, <http://ec.europa.eu/food/plant/gmo_en> (2017).
3 WHO|Food, Genetically modified, <http://www.who.int/topics/food_genetically_modified/en/> (2017).
4 Gold, M. V. Organic Production/Organic Food: Information Access Tools, <https://www.nal.usda.gov/afsic/organic-productionorganic-food-information-access-tools> (2007).
5 EU Policy, <https://ec.europa.eu/agriculture/organic/eu-policy_en> (2017).
6 Zimmer, C. Dogs: From Fearsom Predator to Man’s Best Friend, <http://www.nytimes.com/2013/05/16/science/dogs-from-fearsome-predator-to-mans-best-friend.html?_r=0&adxnnl=1&ref=science&adxnnlx=1368713430-N272zh4+W5fjM4y0hFrmqg> (2013).
7 Balter, M. Farming Was So Nice, It Was Invented at Least Twice, <http://www.sciencemag.org/news/2013/07/farming-was-so-nice-it-was-invented-least-twice> (2013).
8 Beadle, G. W. in Scientific American Vol. 1 8 (1980).
9 Matsuoka, Y. et al. A single domestication for maize shown by multilocus microsatellite genotyping. Proc Natl Acad Sci U S A 99, 6080-6084, doi:10.1073/pnas.052125199 (2002).
10 Ranere, A. J., Piperno, D. R., Holst, I., Dickau, R. & Iriarte, J. The cultural and chronological context of early Holocene maize and squash domestication in the Central Balsas River Valley, Mexico. Proc Natl Acad Sci U S A 106, 5014-5018, doi:10.1073/pnas.0812590106 (2009).
11 Piperno, D. R., Ranere, A. J., Holst, I., Iriarte, J. & Dickau, R. Starch grain and phytolith evidence for early ninth millennium B.P. maize from the Central Balsas River Valley, Mexico. Proc Natl Acad Sci U S A 106, 5019-5024, doi:10.1073/pnas.0812525106 (2009).
12 Gurdon, C., Svab, Z., Feng, Y., Kumar, D. & Maliga, P. Cell-to-cell movement of mitochondria in plants. Proc Natl Acad Sci U S A 113, 3395-3400, doi:10.1073/pnas.1518644113 (2016).
13 Heslop-Harrison, J. S. & Schwarzacher, T. Domestication, genomics and the future for banana. Ann Bot 100, 1073-1084, doi:10.1093/aob/mcm191 (2007).
14 Buck, P. A. Origin and Taxonomy of Broccoli. Economic Botany 10, 250-253, doi:10.1007/BF02899000 (1956).
15 Cornille, A. et al. New Insight into the History of Domesticated Apple: Secondary Contribution of the European Wild Apple to the Genome of Cultivated Varieties. PLOS Genetics, doi:https://doi.org/10.1371/journal.pgen.1002703 (2012).
16 Kyndt, T. et al. The genome of cultivated sweet potato contains Agrobacterium T-DNAs with expressed genes: An example of a naturally transgenic food crop. Proc Natl Acad Sci U S A 112, 5844-5849, doi:10.1073/pnas.1419685112 (2015).
17 Cohen, S. N., Chang, A. C., Boyer, H. W. & Helling, R. B. Construction of biologically functional bacterial plasmids in vitro. Proc Natl Acad Sci U S A 70, 3240-3244 (1973).
18 Jaenisch, R. & Mintz, B. Simian virus 40 DNA sequences in DNA of healthy adult mice derived from preimplantation blastocysts injected with viral DNA. Proc Natl Acad Sci U S A 71, 1250-1254 (1974).
19 Berg, P., Baltimore, D., Brenner, S., Roblin, R. O. & Singer, M. F. Summary statement of the Asilomar conference on recombinant DNA molecules. Proc Natl Acad Sci U S A 72, 1981-1984 (1975).
20 Altman, L. K. A NEW INSULIN GIVEN APPROVAL FOR USE IN U.S., <http://www.nytimes.com/1982/10/30/us/a-new-insulin-given-approval-for-use-in-us.html> (1982).
21 Redenbaugh, K. et al. Safety Assessment of Genetically Engineered Fruits and Vegetables: A Case Study of the Flavr Savr Tomato. (CRC Press, 1992).
22 Sears, M. K. et al. Impact of Bt corn pollen on monarch butterfly populations: a risk assessment. Proc Natl Acad Sci U S A 98, 11937-11942, doi:10.1073/pnas.211329998 (2001).
23 Funke, T., Han, H., Healy-Fried, M. L., Fischer, M. & Schonbrunn, E. Molecular basis for the herbicide resistance of Roundup Ready crops. Proc Natl Acad Sci U S A 103, 13010-13015, doi:10.1073/pnas.0603638103 (2006).
24 Buhr, T. et al. Ribozyme termination of RNA transcripts down-regulate seed fatty acid genes in transgenic soybean. Plant J 30, 155-163 (2002).
25 Ye, X. et al. Engineering the provitamin A (beta-carotene) biosynthetic pathway into (carotenoid-free) rice endosperm. Science 287, 303-305 (2000).
26 Heavey, S. U.S. approves first drug from DNA-altered animals, <http://www.reuters.com/article/us-gtc-atryn-idUSTRE5154OE20090206> (2009).
27 Hsu, P. D., Lander, E. S. & Zhang, F. Development and applications of CRISPR-Cas9 for genome engineering. Cell 157, 1262-1278, doi:10.1016/j.cell.2014.05.010 (2014).
28 Luo, M., Gilbert, B. & Ayliffe, M. Applications of CRISPR/Cas9 technology for targeted mutagenesis, gene replacement and stacking of genes in higher plants. Plant Cell Rep 35, 1439-1450, doi:10.1007/s00299-016-1989-8 (2016).
29 Klumper, W. & Qaim, M. A meta-analysis of the impacts of genetically modified crops. PLoS One 9, e111629, doi:10.1371/journal.pone.0111629 (2014).
30 GeneWatch UK – Worldwide Commercial Growing – Where GM crops are grown around the world, <http://www.genewatch.org/sub-532326> (
31 (International Service for the Acquisition of Agri-Biotech Applications).
32 Where are GMOs grown and banned? #GMOFAQ, <https://gmo.geneticliteracyproject.org/FAQ/where-are-gmos-grown-and-banned/> (
33 Thêm hai giống ngô biến đổi gen được cấp giấy chứng nhận an toàn sinh học, <http://www.monre.gov.vn/wps/portal/tintuc/!ut/p/c5/RcnRDkMwFADQL1ruVYI9YluxytKWoS9LI5kwQ9jEfP32tpzHAwp-er00tX41Q687KEDZt4B6oeUwRIyOBkb8JMyQMoKUQAnK-b9rCxujcH9NYyMgiAakUKB1ky0ObybH8yaXNa1w2hepaDeOyKtz1_F89JiKqPrcOyvOfGtWRM3aq4WgTaCz_iKTjUmX-M_xNJV8Ddr6sMt9M4Hxob0vu1nzhQ!!/> (
34 (Codex Alimentarius. International Food Standards, 2008).
35 Acosta, L. Restrictions on Genetically Modified Organisms: United States. (Law Library of Congress, United States, 2014).
36 Kou, J., Tang, Q. & Zhang, X. Agricultural GMO safety administration in China. Journal of Integrative Agriculture 14, 2157-2165, doi:https://doi.org/10.1016/S2095-3119(15)61109-1 (2015).
37 (ed Bộ Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn – Bộ Khoa học và Công nghệ) (Vietnam, 2015).
38 (ed Chính phủ) (2010).
39 Hiền, T. T. M. Khảo sát sự có mặt của GMO trong nông sản nguyên liệu và một số sản phẩm chế biến khác đang lưu hành tại thị trường TPHCM. (Trung tâm kỹ thuật tiêu chuẩn đo lường chất lượng 3, TPHCM, Vietnam, 2009).
40 in Genetically Engineered Crops: Experiences and Prospects (2016).
41 Ledford, H. in Nature News (Nature, 2016).
42 Retraction notice to “Long term toxicity of a Roundup herbicide and a Roundup-tolerant genetically modified maize” [Food Chem. Toxicol. 50 (2012) 4221-4231]. Food Chem Toxicol 63, 244 (2014).
43 Wunderlich, S. & Gatto, K. A. Consumer perception of genetically modified organisms and sources of information. Adv Nutr 6, 842-851, doi:10.3945/an.115.008870 (2015).
44 Inese, A. Latvian consumers’ knowledge about genetically modified organisms. Management of Organizations: Systematic Research, 7-16, doi:http://dx.doi.org/10.7220/MOSR.2335.8750.2014.71.1 (2014).
45 Robinson, C., Antoniou, M. & Fagan, J. in GMO Myths and Truths: A Citizen’s Guide to the Evidence on the Safety and Efficacy of Genetically Modified Crops and Foods, 3rd Edition (2013).
46 Blancke, S., Van Breusegem, F., De Jaeger, G., Braeckman, J. & Van Montagu, M. Fatal attraction: the intuitive appeal of GMO opposition. Trends Plant Sci 20, 414-418, doi:10.1016/j.tplants.2015.03.011 (2015).