Chẩn đoán ung thư có thể gây ra những cảm xúc lo lắng, đau buồn, sợ hãi hay trầm cảm đến hầu hết các bệnh nhân, gia đình và những người chăm sóc cho họ. Có nhiều yếu tố gây ra những cảm giác này ví dụ như: thay đổi về hình dáng cơ thể ảnh hưởng đến lòng tự trọng và sự tự tin; gia đình và công việc cũng có thể bị xáo trộn. Các triệu chứng về thể chất như: đau đớn, buồn nôn, mệt mỏi, suy kiệt cũng góp phần khả năng gây ra cảm giác trầm cảm.
Trầm cảm, lo lắng, và các vấn đề cảm xúc khác gần như có thể được cải thiện bởi sự kết hợp của các loại thuốc , các nhóm hỗ trợ xã hội, hoặc việc điều trị bằng các liệu pháp tâm lý. Nhưng trước tiên, người bệnh phải nhận ra rằng mình cần giúp đỡ về cảm xúc khi đối mặt với những thay đổi lớn do bệnh ung thư mang đến cho cuộc sống của mình. Trong những cảm xúc hỗn loạn và stress do chẩn đoán ung thư mang đến, các vấn đề về tinh thần, cảm xúc của người bệnh và cả những người thân của họ thường có thể trở nên rất nghiêm trọng, kể cả trước khi chúng được nhận ra.
1. Trầm cảm và bệnh nhân ung thư
Khi đối mặt với ung thư thì sự đau buồn là rất bình thường. Nhưng nếu người bệnh buồn khổ trong một thời gian lâu dài hoặc là gặp trở ngại khi thực hiện các hoạt động thường ngày, người đó có thể đã bị “trầm cảm lâm sàng”. Trong thực tế , có đến 1 trong 4 người mắc bệnh ung thư có bệnh trầm cảm .
Trầm cảm gây ra những hậu quả nghiêm trọng về mặt tinh thần, suy yếu chức năng cơ thể, và thậm chí có thể làm cho người bị ung thư ít có khả năng tuân thủ kế hoạch điều trị của họ. Nhưng “trầm cảm” có thể được điều trị khỏi. Nếu người bệnh ung thư mà bạn biết có các triệu chứng của bệnh trầm cảm, hãy động viên họ đi khám và kiểm tra .
Có nhiều cách để điều trị trầm cảm bao gồm thuốc, tư vấn, hoặc kết hợp cả hai. Phương pháp điều trị có thể giảm bớt sự đau đớn và nâng cao chất lượng cuộc sống cho người bệnh .
Các triệu chứng của bệnh trầm cảm
*Về cảm xúc
- Liên tục buồn, tuyệt vọng, hoặc cảm thấy tâm trạng “trống rỗng” cả ngày và kéo dài nhiều ngày.
- Mất sự hứng thú hay niềm vui với tất cả các hoạt động trong hầu hết thời gian
- Giảm trọng lượng nhiều (khi không ăn kiêng), hoặc tăng cân
- Bị chán chường, bồn chồn hoặc kích động hầu như mỗi ngày
- Khó tập trung tư tưởng, ghi nhớ, hoặc đưa ra quyết định
- Cảm thấy tội lỗi, bất lực, vô vọng, và cuộc sống không có ý nghĩa
- Khóc trong một thời gian dài hoặc nhiều lần mỗi ngày
- Không còn hứng thú đến sở thích của bản thân và hoạt động mà mình từng thích
- Thường xuyên nghĩ về cái chết hoặc tự tử, lên kế hoạch để tự tử hay cố gắng tự tử.
*Về cơ thể
- Tăng cân ngoài ý muốn hoặc giảm cân nhiều không phải do bệnh hoặc điều trị
- Gặp các vấn đề về giấc ngủ như: thức dậy sớm, gặp ác mộng, ngủ quá nhiều, hoặc không thể ngủ
- Nhịp tim tăng, khô miệng , tăng mồ hôi , đau bụng, tiêu chảy
- Cảm thấy như mất năng lượng
- Cực kỳ mệt mỏi hay mệt mỏi kéo dài
- Nhức đầu , đau nhức cơ.
Một số triệu chứng, chẳng hạn như thay đổi cân nặng, mệt mỏi, hoặc sự đãng trí có thể được gây ra bởi bản thân bệnh ung thư hay do các phương pháp điều trị của nó. Nhưng nếu có 5 hoặc nhiều hơn các triệu chứng trên xảy ra mỗi ngày và kéo dài trong 2 tuần hoặc nhiều hơn, hoặc là nghiêm trọng đủ để cản trở các hoạt động sinh hoạt thường ngày, thì nó có thể là bạn đã bị“trầm cảm”. Trong trường hợp đó, hãy đến gặp bác sĩ để được tư vấn và điều trị.
Những điều bạn nên làm:
- Nếu bạn nghi ngờ bạn có thể bị trầm cảm, hãy đến gặp bác sĩ để có được sự giúp đỡ và hỗ trợ mà bạn cần.
- Tăng cường hoạt động thể chất, đặc biệt là tập thể dục nhẹ như đi bộ hàng ngày.
- Hãy nhớ rằng cảm thấy đau buồn qua những tổn thất mà ung thư đã mang lại cho cuộc sống của bạn là bình thường.
- Nhận ra rằng bi quan và suy nghĩ mọi thứ đều vô vọng là những triệu chứng của bệnh trầm cảm và cần được chữa trị.
- Kiên nhẫn thực hiện kế hoạch điều trị.
- Những người xung quanh hãy động viên người bệnh đi đến chuyên gia sức khỏe tâm thần để kiểm tra. Khuyến khích người bệnh để tiếp tục điều trị trầm cảm cho đến cả sau khi các triệu chứng đã được cải thiện, hoặc nói chuyện với bác sĩ đổi các phương pháp điều trị khác nếu tình trạng không có cải thiện sau 2 hoặc 3 tuần. Nếu một người cố gắng làm tổn thương chính mình, hoặc đang lên kế hoạch để thực hiện, họ cần được giúp đỡ ngay lập tức.
2. Lo lắng, sợ hãi, và bệnh nhân ung thư
Vào thời điểm khác nhau trong quá trình điều trị và phục hồi, những người bị ung thư có thể rất sợ hãi và lo lắng. Biết được rằng bản thân bệnh nhân bị ung thư hay ung thư đã tái phát trở lại đều có thể gây ra cho họ sự lo lắng và sợ hãi. Sợ điều trị, sợ bác sĩ khám bệnh hoặc sợ các xét nghiệm kiểm tra cũng có thể gây ra nhiều lo âu. Đây là tình trạng mà bạn có thêm nhiều sự lo lắng, không thể tự thư giãn và luôn cảm thấy căng thẳng.
Các dấu hiệu và triệu chứng của sự sợ hãi và lo âu bao gồm :
- Nét mặt lo lắng
- Lo lắng không kiểm soát được
- Khó giải quyết vấn đề và khó tập trung
- Đau đầu hoặc đau cơ bắp, căng cơ
- Run rẩy hay chóng mặt
- cảm giác thắt chặt ở cổ họng và ngực
- Khô miệng, khó chịu ở bụng hoặc tiêu chảy
- Hay tức giận bộc phát (cáu kỉnh hay nóng tính)
- Tim đập nhanh hơn.
- Chán ăn hoặc ăn nhiều hơn.
- Ngủ quá nhiều hoặc quá ít.
- Khó tập trung
Những điều nên làm
- Chia sẻ cảm xúc và lo ngại mà bạn có .
- Hãy nhớ rằng đó là bình thường khi cảm thấy buồn và thất vọng .
- Nhận trợ giúp thông qua tư vấn và / hoặc nhóm hỗ trợ.
- Sử dụng thiền định , cầu nguyện , hoặc các loại hỗ trợ tinh thần khác
- Hãy thử hít thở và tập các bài tập thư giãn sâu . Nhắm mắt lại, hít thở sâu, tập trung vào từng phần cơ thể và thư giãn nó , hãy bắt đầu từ những ngón chân và dần dần cho đến đầu của bạn . Khi nghỉ ngơi cố gắng nghĩ về một nơi dễ chịu mà bạn thích như một bãi biển vào buổi sáng hoặc một cánh đồng mùa xuân đầy nắng.
- Hãy nói chuyện với bác sĩ về việc sử dụng thuốc chống lo âu, thuốc chống trầm cảm .
3. Cơn hoảng loạn và bệnh nhân ung thư
Các cơn hoảng loạn có thể là một triệu chứng báo động của sự lo lắng, sợ hãi . Nó thường xảy ra rất đột ngột và đạt đỉnh trong khoảng 10 phút. Hầu hết các cơn hoảng loạn kết thúc trong vòng 20 đến 30 phút, và hiếm khi kéo dài hơn một giờ.
Nếu không điều trị , các cơn hoảng loạn có thể dẫn đến rối loạn hoảng sợ và các vấn đề khác. Nếu được điều trị , bạn có thể giảm bớt hoặc loại bỏ các triệu chứng hoảng loạn và giành lại quyền kiểm soát cuộc sống của mình
Các triệu chứng của một cơn hoảng loạn
- Khó thở hoặc cảm giác bị bóp ngạt*
- Nhịp tim rất nhanh*
- Cảm thấy chóng mặt , đứng không vững , đầu óc quay cuồng , hoặc ngất xỉu *
- Đau ngực hoặc cảm giác nặng ngực*
- Cảm thấy như thể đang bị bóp nghẹn ở cổ và không thở được *
- Run rẩy
- Đổ mồ hôi
- Sợ hãi, mất kiểm soát, phát cuồng.
Nếu một người là có bất kỳ 5 triệu chứng đầu tiên ( đánh dấu * ) , nó có thể là một tình trạng khẩn cấp hoặc đe dọa tính mạng, khi đó hãy gọi cấp cứu hoặc bác sĩ ngay lập tức
Những điều nên làm
- Kiểm tra với bác sĩ để chắc chắn rằng các triệu chứng gây ra do hoảng loạn mà không phải do vấn đề khác.
- Gọi người giúp đỡ nếu cần.
- Những ý tưởng được liệt kê trong ” Những điều nên làm” trong phần “Lo lắng, sợ hãi, và bệnh nhân ung thư ” cũng có thể hữu ích cho người có cơn hoảng loạn.
- Những người xung quanh nên: Giữ bình tĩnh và nói chuyện nhẹ nhàng khi người bệnh trong cơn hoảng loạn. Ngồi với người bệnh để trấn an cho đến khi họ đang cảm thấy tốt hơn . Sau cơn hoảng loạn đã qua , động viên người bệnh điều trị bệnh
Bạn đừng cảm thấy yếu đuối khi yêu cầu giúp đỡ hoặc để cho một người khác biết về việc “bạn đang cảm thấy lo sợ” đến mức nào. Điều đó không tạo cho bạn một điểm yếu mà trái lại nó sẽ làm bạn mạnh mẽ hơn. Nói về những cảm xúc của bản thân có khả năng giúp đỡ bạn và những người xung quanh bạn tốt hơn là im lặng.
Cuối cùng, Ruy Băng Tím muốn nhắn nhủ tới các bệnh nhân ung thư – những “con người mạnh mẽ” đang đấu tranh với bệnh tật một thông điệp:
“Đối mặt với bệnh ung thư là một điều khó khăn, không ai hay phải vượt qua những điều khó khăn đó một mình cả. Hãy tìm đến sự trợ giúp từ những người thương yêu bạn, từ gia đình, bạn bè, hay các bác sĩ điều trị và các chuyên gia tư vấn bất cứ khi nào bạn gặp khó khăn và cần giúp đỡ!”
Mời xem thêm: Stress và ung thư. Làm gì khi bị stress?
Chịu trách nhiệm thông tin: Huỳnh Ngọc Khánh An
Xem xét Y học: Dr. Huynh Tran, MD
Lần cuối xem xét: 6/9/2016
Lần cuối chỉnh sửa: 10/9/2016
Tài liệu tham khảo: