UncategorizedSuy sụp tinh thần khi biết mình bị ung thư

Suy sụp tinh thần khi biết mình bị ung thư

Suy sụp tinh thần là gì?

Suy sụp tinh thần là tình trạng không thoải mái về tinh thần, thể chất hay các mối quan hệ xã hội. Nó ảnh hưởng tới cách người bệnh suy nghĩ, cảm nhận và hành động. Suy sụp tinh thần làm cho bệnh nhân khó đối diện với việc mình mắc bệnh ung thư, không chấp nhận những triệu chứng đang gánh chịu và từ chối các điều trị.

Mọi bệnh nhân ung thư đều có thể bị suy sụp tinh thần bất cứ lúc nào trong quá trình bệnh của mình.

Các triệu chứng cho thấy bạn đang bị suy sụp tinh thần

  • Buồn rầu, sợ hãi và cảm giác bơ vơ
  • Dễ cáu giận, cảm giác ngoài tầm kiểm soát bản thân
  • Đặt những câu hỏi về mục đích sống, ý nghĩa của cuộc sống
  • Xa lánh mọi người
  • Luôn nghĩ về bệnh của mình
  • Luôn nghĩ về các mối quan hệ (cha mẹ, con cái…)
  • Khó ngủ, chán ăn hay kém tập trung
  • Phiền muộn, lo âu, hoảng loạn
  • Thường nghĩ về bệnh tật và cái chết

Suy sụp tinh thần ảnh hưởng như thế nào?

Suy sụp tinh thần làm cho việc đối diện với ung thư khó khăn hơn, khiến bạn không hiểu về căn bệnh của mình, có những ý nghĩ sai lầm và không chăm sóc bản thân mình được tốt, sai lầm trong các quyết định điều trị như không đồng ý điều trị theo tư vấn của bác sĩ ung thư.

Suy sụp tinh thần làm mất ngủ, mất ngủ dẫn đến rối loạn các cơ quan trong cơ thể của bạn.

Các giai đoạn bệnh nhân ung thư bị suy sụp tinh thần

  • Đang thực hiện nhiều xét nghiệm để tìm bệnh
  • Đang bị nghi ngờ mắc ung thư
  • Vừa phát hiện bệnh
  • Chờ đợi để được điều trị
  • Bắt đầu một phương pháp điều trị khác (sau phẫu thuật chuyển sang hóa trị, xạ trị)
  • Bị các biến chứng do điều trị
  • Vừa mới nhập viện hoặc vừa mới xuất viện
  • Vừa hoàn thành đợt điều trị
  • Giai đoạn theo dõi bệnh
  • Không đáp ứng với điều trị
  • Bệnh tái phát hay tiến triển
  • Bệnh trở nặng
  • Cận kề cái chết

Bệnh nhân ung thư rất dễ bị suy sụp tinh thần vì

  • Các triệu chứng của bệnh ung thư không được kiểm soát (ví dụ luôn bị khó thở, đau bụng,…)
  • Vấn đề tài chính do điều trị ung thư rất tốn kém
  • Điều trị lâu dài, tới lui bệnh viện rất nhiều lần
  • Thiếu sự hỗ trợ, động viên từ gia đình, tổ chức xã hội

Nếu bị ung thư, bạn nên làm gì?

  1. Tâm lý vững vàng để đón nhận căn bệnh một cách nhẹ nhàng hơn. Không ít người ngay khi nghe tin bị bệnh đã ngã quỵ, không thể cứu chữa, thậm chí có trường hợp lập tức quyên sinh ngay để trốn tránh hiện thực. Ung thư cũng như các căn bệnh mạn tính khác như tiểu đường, tim mạch, cao huyết áp… nó hoàn toàn không phải dấu chấm hết của cuộc đời. Rất nhiều bệnh nhân ung thư được điều trị sống rất lâu, đóng góp tích cực cho xã hội.
  2. Hãy tìm hiểu về bệnh ung thư mình đang mắc phải, cách điều trị ra sao để bạn có thể đưa ra những quyết định sáng suốt nhất trong tình huống khó khăn nhất. Hiểu về bệnh ung thư để bạn có thể hình thành được sức mạnh trong chính bản thân mình đối diện với sự thật, để bạn sắp xếp những công việc cần phải làm, những công việc thực sự có ý nghĩa với cuộc đời bạn.
  3. Một tinh thần lạc quan, vui vẻ sẽ là hỗ trợ tốt nhất cho quá trình điều trị ung thư. Sự phản kháng về mặt tinh thần sẽ ảnh hưởng đến thể dịch, đến nội tiết trong cơ thể. Chẳng hạn như sự trầm uất, suy sụp tinh thần của bệnh nhân sẽ khiến một số hormone trong cơ thể tiết ra không đầy đủ hoặc tiết ra quá nhiều, gây rối loạn. Điều này khiến cơ thể không thể đáp ứng được tác dụng của các loại thuốc chữa bệnh, gây ảnh hưởng không tốt đến quá trình và hiệu quả điều trị. Tinh thần bi quan, dằn vặt, giận dữ, căm thù và cay nghiệt với mọi người, với cuộc sống sẽ khiến cơ thể luôn bị căng thẳng, yếu đuối, không có sức đề kháng với bệnh tật. Ngược lại, tinh thần lạc quan và sảng khoái sẽ giúp các bệnh nhân ung thư phát huy sức mạnh nội lực giành giật sự sống.
  4. Niềm tin vào tôn giáo: nhiều nghiên cứu đều cho thấy những bệnh nhân tin tưởng vào tôn giáo hay có niềm tin tinh thần mãnh liệt thì đối diện với bệnh ung thư tốt hơn, ít tử vong hơn.
  5. Tham gia vào các tổ chức xã hội, các tổ chức hỗ trợ bệnh nhân ung thư, nơi những người cùng mắc bệnh giống mình được chia sẻ những tâm tư, tình cảm, hỗ trợ cả về vật chất lẫn tinh thần.
  6. Tin tưởng bác sĩ, tìm sự trợ giúp từ người thân, bạn bè. Tất nhiên, cuộc sống khi mắc bệnh chắc chắn sẽ thay đổi. Bạn phải phân chia sức lực để chiến đấu với ung thư, để trả tiền viện phí và tiếp tục cuộc sống hàng ngày. Do đó, hãy tìm kiếm sự giúp đỡ từ người thân, bạn bè, đồng nghiệp, hàng xóm.
  7. Nếu bị suy sụp tinh thần, có thể bạn cần được bác sĩ tâm thần điều trị.
  8. Sự lão hóa và bệnh tật là quy luật tự nhiên. “Sinh – Lão – Bệnh – Tử”, không người nào có thể đi ngược lại. Tất cả mọi người sẽ đi và rồi cũng sẽ đến. Vì vậy, chúng ta không nên quá tư lự về điều đó. Hãy sống trọn vẹn mỗi ngày, với mỗi cơ hội mà bạn có.

Tài liệu tham khảo:

  1. Distress – NCCN for Patients

Chịu trách nhiệm nội dung: BS Trần Hoàng Hiệp

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Nhận bảng tin từ chúng tôi

LỰA CHỌN CỦA BIÊN TẬP VIÊN

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Có thể bạn quan tâm