Phòng bệnhLối sống phòng ung thư11 điều cần nhớ khi giúp người thân bỏ thuốc lá

11 điều cần nhớ khi giúp người thân bỏ thuốc lá

Bỏ thuốc lá chưa bao giờ là đièu dễ dàng. Và giúp người thân bỏ thuốc lá cũng vậy. Dưới đây là 11 điều bạn cần nhớ để giúp bạn và người thân của bạn trên con đường bỏ thuốc lá.

1. Bỏ thuốc lá không phải chuyện đơn giản

Chúng ta cần hiểu rằng hút thuốc lá không phải là một thói quen, mà là một cơn nghiện thật sự.

Thói quen thì dễ đổi, nhưng cơn nghiện thì rất khó cắt được, và người bị nghiện rất cần sự giúp đỡ, nhất là từ những người thân cận nhất.

2. Chưa có một phương pháp chắc chắn giúp bỏ thuốc lá

Đến nay, mặc dù khoa học đã biết nhiều về cơ chế nghiện trong não, nhưng vẫn chưa có một phương pháp hay phương thuốc nào đặc trị các loại nghiện, kể cả nghiện thuốc lá.

Do đó, đừng vội nản lòng khi thử một (vài) phương pháp nhưng thất bại.

3. Nói chuyện về thuốc lá là một nghệ thuật

Không dễ để bắt đầu nói chuyện về việc bỏ thuốc lá với một người nghiện thuốc lá, nhất là phải làm sao để họ chịu lắng nghe.

bỏ thuốc lá

Hãy chộp lấy cơ hội nói về việc này nếu như người thân bị nghiện thuốc lá của bạn bát đầu nói về ý định bỏ thuốc.
Nếu không, hãy tự tạo ra cuộc nói chuyện. Nên bắt đầu bằng việc hỏi ý kiến, đừng ra lệnh. Ví dụ như:
“Chúc mừng anh sắp lên chứ bố! Vậy anh có ý định bỏ thuốc lá chưa?”
“Em nghe nói lúc có bầu mà ngửi khói thuốc lá thường xuyên có thể dẫn tới thai chết lưu. Anh có nghe về việc này chưa?”

bỏ thuốc lá

4. Hãy quan tâm hỏi han, đừng thuyết giảng, so sánh

Kinh nghiệm bỏ thuốc của mỗi người là khác nhau. Do đó, đừng so sánh vời bạn đang giúp đỡ với người khác. Việc so sánh thường chỉ mang lại cảm giác tiêu cực cho người thân của bạn.

bỏ thuốc lá

Thay vào đó, nên đặt các câu hỏi để tìm hiểu động lực và kế hoạch bỏ thuốc lá của họ, từ đó cùng vạch ra kế hoạch bỏ thuốc.

bỏ thuốc lá

5. Lắng nghe và kiên nhẫn

Bởi vì bỏ hút thuốc lá không đơn giản, chắc chắn người thân của bạn đang gặp rất nhiều rắc rối với việc này.

Do đó, lắng nghe những khó khăn một cách kiên nhẫn là một cách đơn giản để nhắn nhủ với họ rằng họ không chiến đấu đơn độc.

bỏ thuốc lá

6. Đừng thuyết giảng, chỉ trích

Một tâm lý bình thường của đa số chúng ta là phản kháng lại sự chỉ trích. Với người nghiện hút thuốc lá cũng không ngoại lệ. Do đó, đừng chỉ trích, phán xét, la rầy người đang cố gắng bỏ thuốc, vì điều đó không mang lại sự tự nguyện mà thường tạo tác dụng ngược.

bỏ thuốc lá

7. Cùng tạo sự xao lãng

Cơn nghiện hút thuốc lá không phải lúc nào cũng tồn tại, mà chỉ đến trong vài phút. Bạn và người thân cần bỏ thuốc lá của bạn nên cùng nhau tạo ra sự xao lãng khi cơn nghiện đến.

Sự xao lãng có thể là: Chơi game, xem phim, đi dạo, xem thể thao, hoặc đơn giản là làm gì đó mà người cần bỏ thuốc lá thấy thích thú.

bỏ thuốc lá

bỏ thuốc lá

8. Lạc quan và bình tĩnh

Hỗ trợ một ai đó bỏ thuốc lá cũng khó khăn, nhưng chính họ còn khó khăn hơn bạn nhiều.

Đừng nản lòng, mà hãy lạc quan về một ngày bạn sẽ làm được, và điều đó là chắc chắn. Nếu bạn tỏ ra nản chí, rất dễ truyền cảm giác này cho người bạn đang hỗ trợ.

bỏ thuốc lá

9. Đừng quá khó khăn khi họ thất bại

Một sự thật là ít người có thể bỏ thuốc lá ngay lần đầu tiên cố gắng. Do đó, đừng tỏ ra quá khó khăn khi người thân đang bỏ thuốc của bạn thất bại một vài lần. Hãy chấp nhận nó như một điều khó tránh khỏi.

Tìm hiểu nguyên nhân thất bại và tạo động lực mạnh hơn cho họ sau mỗi thất bại là điều nên làm hơn là giận dữ, chỉ trích.

bỏ thuốc lá

10. Tổ chức ăn mừng thành công

Bỏ thuốc là một chặn đường dài. Đừng đợi đến khi đến đích mới tổ chức ăn mừng, mà nên cùng nhau mừng những bước thành công nhỏ, để cho người đang bỏ thuốc lá thấy được họ đang trên đường thành công.

bỏ thuốc lá

11. Giữ cường độ trong thời gian dài

Cũng vì bỏ thuốc lá là một chặn đường dài, mà có thể sau khi gọi là “đã bỏ được”, người thân của bạn cũng rất dễ tái nghiện. Do đó, cần tiếp tục giữ cường độ các hoạt động trên trong thời gian dài.

Hãy tạo cảm giác cho người thân của bạn rằng bạn luôn sẵn sàng ở bên cạnh, cho dù có lỡ hút lại 1 điếu.

Nên tiếp tục tổ chức ăn mừng kỷ niệm 1 năm, 2 năm… ngày người thân bạn chính thức bỏ thuốc, và tiếp tục tạo sự xao lãng, tránh cho người thân bạn rơi vào những tình huống dễ hút lại (như gặp bạn bè hút thuốc, đến nơi nhiều người hút thuốc…).

Chịu trách nhiệm thông tin: Nguyễn Cao Luân.

Nguồn tham khảo:
12 Tips to Support Your Quitter, National Cancer Institute, Access on April 2, 2016, Available at <http://smokefree.gov/social-support>

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Nhận bảng tin từ chúng tôi

LỰA CHỌN CỦA BIÊN TẬP VIÊN

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Có thể bạn quan tâm