Các nghiên cứu mớiNghiên cứu mới: Vitamin A có thể biến tế bào ung thư...

Nghiên cứu mới: Vitamin A có thể biến tế bào ung thư trở lại bình thường

Thông điệp chính:

  • Ngày 14/11/2015, Vitamin A vừa được chứng minh là chất chống ung thư đại tràng rất mạnh, vừa có thể biến tế bào ung thư trở lại bình thường, vừa ngăn chặn ung thư di căn & tái phát.
  • Không chỉ vitamin A, beta-carotene (tiền tố của vitamin A) cũng đóng vai trò quan trọng trong phòng và điều trị ung thư.
  • Cà rốt vừa có nhiều beta-carotene, vừa có luteonin, một chất chống ung thư cực mạnh.
  • Mọi người nên bổ sung rau củ quả có màu vàng, cam, đỏ, và nhất là cà rốt vào bữa ăn hằng ngày để chống ung thư.
  • Vitamin A cũng như beta-carotene chỉ tan nhiều trong dầu, nên sử dụng dầu ăn khi chế biến những thực phẩm giàu vitamin A.

Trong phần dưới đây sẽ đề cập đến các vấn đề:

1/ Vitamin A có thể biến tế bào ung thư ruột già thành tế bào thường.

2/ Vai trò của vitamin A và cà rốt trong phòng chống ung thư.

1/ Vitamin A có thể biến tế bào ung thư ruột già thành tế bào thường.

Ung thư đại tràng (ruột già) thuộc nhóm ung thư đường ruột, đứng thứ 4 toàn thế giới về số ca tử vong vì nó[1].

Nguyên nhân chính khiến nó đáng sợ là do nó rất dễ tái phát. Các phương pháp truyền thống chỉ diệt được hầu hết các tế bào ung thư, nhưng thường chừa lại một nhóm tế bào chưa biệt hóa và mang các đột biến ban đầu, gọi chung là Tế bào Gốc Ung thư (CSC).

Mới đây, ngày 14/12/2015, các nhà khoa học thuộc viện Ecole Polytechnique Fédérale de Lausanne, Pháp, mới công bố một công trình tạo một bước nhảy cho việc chữa trị loại ung thư này. Họ tìm ra một chất rất thân thuộc với mọi người: VITAMIN A, lại có tác dụng kích hoạt HOXA5, biến các tế bào gốc ung thư thành tế bào thường (HOXA5 là một protein gây biệt hóa, thường bị ức chế ở tế bào ung thư).

Từ đó, vitamin A làm giảm 50-90% sự phát triển và di căn, thậm chí biến phần lớn tế bào ung thư trở lại thành tế bào thường!

Cụ thể, khi thử nghiệm biểu hiện gene HOXA5 từ nguồn ngoại lai vào 2 dòng tế bào ung thư đại tràng (HCT116 và SW480), kết quả cho thấy, sau 10 lần phân bào, kích thước khối ung sinh ra bởi chúng nhỏ đi 80 – 90%, và mức độ di căn cũng tương tự (Hình 1). Tức là, việc biểu hiện gene HOXA5 sẽ trực tiếp làm nhỏ kích thước và ngăn sự di căn của khối u.

vitamin A

Hình 1: Ung thư đại tràng giảm đáng kể khi cho biểu hiện gene HOXA5. Hai biểu đồ bên trái là ở dòng tế bào HCT116, hai biểu đồ bên phải là dòng SW480. Ở mỗi dòng, biểu đồ bên trái là kích thước, biểu đồ bên phải là mức độ di căn. Trong mỗi biểu đồ, cột màu đen là mức độ ở tế bào ung thư chuẩn, cột màu trắng là mức độ ở tế bào ung thư đã biểu hiện HOXA5.

Khi cho các dòng tế bào ung thư này gặp vitamin A, mức độ biểu hiện của HOXA5 tăng lên, trong đó sử dụng atRA (dạng vitamin A thường gặp nhất) thì mức độ biểu hiện tăng hơn 8 lần so với tế bào ung thư (Hình 2).

vitamin A

Hình 2: Mức độ biểu hiện của HOXA5 thông qua lượng mRNA. Các cột, lần lượt từ trái sang, là tế bào ung thư được điều trị bằng: Không có chất nào, chất 9cRA (9-cis retinoic acid, một dạng của vitamin A), và chất atRA (all-trans retinoic acid, một dạng khác của vitamin A).

Khi áp dụng lên tế bào, atRA làm chúng không chỉ nhỏ đi, ngăn chúng di căn, mà còn làm chúng trở lại bình thường, không còn hình dạng kì quặc của tế bào ung thư nữa (Hình 3).

vitamin A

Hình 3: atRA làm tế bào ung thư đại tràng trở về bình thường. Hình bên trái là tế bào ung thư đại tràng được điều trị bằng vitamin A (atRA). Hình bên phải là tế bào đại tràng bị biến thành ung thư.

Và các thí nghiệm không chỉ thành công ở tế bào nuôi cấy trong ống nghiệm, mà còn lặp lại trên cả ung thư đại tràng ở chuột, và với tế bào lấy từ người bệnh thật[2].

2/ Vai trò của vitamin A và cà rốt trong phòng chống ung thư.

Nghiên cứu mới này không chỉ gói gọn trong chữa trị ung thư đại tràng, mà còn cho thấy, 1 lần nữa, vai trò cần thiết của vitamin A nói riêng và vitamin nói chung (vitamin là từ ghép, từ vital tức là tối cần thiết, và min là lượng nhỏ) đối với phòng chống ung thư.

Một số nghiên cứu khác cũng cho thấy, beta-carotene, tiền tố của vitamin A, có nhiều trong các rau củ quả có màu vàng, cam, đỏ, có tác dụng ức chế ung thư biểu mô não[3], ung thư dạ dày[4]. Beta-carotene khi vào cơ thể sẽ tự động được chuyển hóa thành vitamin A.

Liên hệ với một câu chuyện khác, về nhà văn Ann Cameron, người đã được chẩn đoán là mắc ung thư đại tràng giai đoạn III, sau khi phẩu thuật, thì phát hiện thêm ung thư mới (không phải di căn từ ung thư đại tràng trước đó) ở cả 2 phổi, và đã tự “chữa” chỉ bằng uống nước ép từ 5 pound (khoảng 2.3kg) cà rốt mỗi ngày. Câu chuyện là có thật, và cô đã xuất bản cuốn sách “Chữa ung thư bằng cà rốt” (Curing Cancer with Carrots)[5]. Lưu ý rằng, câu chuyện của cô Ann Cameron là một trường hợp hi hữu hết ung thư nhờ chỉ uống nước trái cây. Điều đó không có nghĩa đây là 1 phương pháp phổ quát có thể áp dụng cho nhiều người. Ví dụ này chỉ nhằm nhấn mạnh khả năng PHÒNG BỆNH hoặc HỖ TRỢ TRỊ BỆNH của cà rốt (và các thực phẩm giàu vitamin A nói chung).

Kết hợp với báo cáo đề cập ở phần 1, thì ngoài Falcarinol và nhất là Luteolin, chất chống ung thư cực mạnh, chống được ung thư phổi, da, tuyến tiền liệt, tuyến tụy, ung thư vú, kích được sự chết theo chương trình (apoptosis) ở một số dòng tế bào ung thư kháng thuốc[6-17], thì cà rốt giờ đây có thêm beta-carotene bổ sung vào danh sách chất chống ung thư có nhiều trong nó.

Vậy, tại sao chúng ta còn không bổ sung những thực phẩm giàu beta-carotene, đặc biệt là cà rốt vào thực đơn hằng ngày để phòng ung thư, ngay từ hôm nay?

 

Chịu trách nhiệm thông tin: Nguyễn Cao Luân.

 

Lần cuối xem xét về mặt khoa học: 3/7/2016.

Lần cuối chỉnh sửa: 3/7/2016.

Tài liệu tham khảo:

1. Worldwide cancer mortality statistics. [cited 2015 December 17th]; Available from: http://www.cancerresearchuk.org/health-professional/cancer-statistics/worldwide-cancer/mortality#ref1.

2. Paloma Ordóñez-Morán, C.D., Masamichi Imajo, Eisuke Nishida, Joerg Huelsken, HOXA5 Counteracts Stem Cell Traits by Inhibiting Wnt Signaling in Colorectal Cancer. Cancer Cell, 2015. 28(6): p. 815-829.

3. Lim, J.Y., et al., Beta-carotene inhibits neuroblastoma tumorigenesis by regulating cell differentiation and cancer cell stemness. Biochem Biophys Res Commun, 2014. 450(4): p. 1475-80.

4. Filik, L., Vitamin A and gastric cancer risk. Gastric Cancer, 2012. 15(3): p. 343; author reply 344.

5. Author Ann Cameron cured her stage 4 cancer with carrot juice, nothing else. Available from: http://www.chrisbeatcancer.com/ann-cameron-cured-her-cancer-with-carrot-juice/.

6. Chowdhury, A.R., et al., Luteolin, an emerging anti-cancer flavonoid, poisons eukaryotic DNA topoisomerase I. Biochem J, 2002. 366(Pt 2): p. 653-61.

7. Lin, Y., et al., Luteolin, a flavonoid with potential for cancer prevention and therapy. Curr Cancer Drug Targets, 2008. 8(7): p. 634-46.

8. Zhao, Y., et al., Luteolin suppresses growth and migration of human lung cancer cells. Mol Biol Rep, 2011. 38(2): p. 1115-9.

9. Kim, Y.S., et al., Luteolin suppresses cancer cell proliferation by targeting vaccinia-related kinase 1. PLoS One, 2014. 9(10): p. e109655.

10. Hong, Z., et al., Luteolin is effective in the non-small cell lung cancer model with L858R/T790M EGF receptor mutation and erlotinib resistance. Br J Pharmacol, 2014. 171(11): p. 2842-53.

11. Byun, S., et al., Luteolin inhibits protein kinase C(epsilon) and c-Src activities and UVB-induced skin cancer. Cancer Res, 2010. 70(6): p. 2415-23.

12. Cook, M.T., et al., Luteolin inhibits progestin-dependent angiogenesis, stem cell-like characteristics, and growth of human breast cancer xenografts. Springerplus, 2015. 4: p. 444.

13. Zhou, Q., et al., Luteolin inhibits invasion of prostate cancer PC3 cells through E-cadherin. Mol Cancer Ther, 2009. 8(6): p. 1684-91.

14. Yang, S.F., et al., Luteolin induces apoptosis in oral squamous cancer cells. J Dent Res, 2008. 87(4): p. 401-6.

15. Rao, P.S., et al., Luteolin induces apoptosis in multidrug resistant cancer cells without affecting the drug transporter function: involvement of cell line-specific apoptotic mechanisms. Int J Cancer, 2012. 130(11): p. 2703-14.

16. Wu, H., et al., Luteolin Induces Apoptosis by Up-regulating miR-34a in Human Gastric Cancer Cells. Technol Cancer Res Treat, 2015. 14(6): p. 747-55.

17. Johnson, J.L., et al., Luteolin and Gemcitabine Protect Against Pancreatic Cancer in an Orthotopic Mouse Model. Pancreas, 2015. 44(1): p. 144-151.

4 COMMENTS

    • Vâng, chắc chắn là khi trị bệnh thì việc bổ sung bất kỳ chất gì cao hơn hàm lượng thường ngày đều phải thông qua ý kiến của bác sĩ. Chỉ xin hỏi là bạn có thông tin cụ thể hơn, như bằng chứng lâm sàng chẳng hạn, về việc bạn vừa nêu không ạ? Chúng tôi muốn biết thêm để thông tin đến với mọi người được chính xác nhất ạ.

    • Bạn có thể thử, nhưng xin nhớ là thông tin trong bài mới là kết quả thí nghiệm trên tế bào ngoài cơ thể, không có gì chắc chắn sẽ có tác dụng tương tự khi sử dụng thực tế trên người, hơn nữa loại ung thư khác nhau cũng có thể đem lại kết quả khác nhau.

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Nhận bảng tin từ chúng tôi

LỰA CHỌN CỦA BIÊN TẬP VIÊN

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Có thể bạn quan tâm