Kiến Thức Ung ThưRượu làm tăng nguy cơ ung thư như thế nào?

Rượu làm tăng nguy cơ ung thư như thế nào?

Nội dung chính:

  1. Khái quát về rượu
  2. Rượu là tác nhân gây bệnh ung thư
  3. Mối tương quan giữa rượu và các loại ung thư
  4. Uống rượu có làm tăng nguy cơ mắc ung thư?
  5. Rượu và gene
  6. Ảnh hưởng của rượu trong quá trình điều trị ung thư

Từ cổ chí kim, con người ta đã biết cách làm ra rượu, sử dụng rượu vào nhiều mục đích khác nhau như: trong ẩm thực, làm thuốc, khử trùng, giảm đau cùng với các loại thảo dược khác. Có nhiều loại rượu khác nhau từ dân dã đến hảo hạng xuất hiện và  là thứ đồ uống được loài người sử dụng rộng rãi từ hàng ngàn năm. Chúng có mặt ở hầu khắp các bàn ăn trên thế giới. Tuy nhiên các nghiên cứu lại cho thấy rằng đây cũng là một trong những tác nhân hàng đầu gây ung thư ở người.

Rượu là gì?

Rượu là một thuật ngữ chung cho chất có cồn (ethanol), một chất hóa học được tìm thấy trong bia, rượu, cũng như trong một số loại thuốc, loại nước súc miệng, sản phẩm gia dụng, và các loại tinh dầu (mùi thơm chất lỏng lấy từ thực vật). Rượu được sản xuất bởi quá trình lên men của đường và tinh bột bằng men rượu (nấm men).

Các loại chính của đồ uống có cồn và nồng độ cồn như sau:

  • Bia và rượu trái cây : 3-7 %
  • Rượu vang, sake : 9-15 %
  • Rượu vang có độ rượu cao, chẳng hạn như Port (Sản xuất từ Bồ Đào Nha là một loại rượu tráng miệng thêm Brandy trong quá trình lên men): 16-20 %
  • Rượu chưng cất, chẳng hạn như gin, rum, vodka và whisky, được sản xuất bằng cách chưng cất rượu từ ngũ cốc lên men, hoa quả, hay các loại rau: thường là 35-40 % rượu nhưng có thể cao hơn

Theo Viện Quốc gia về lạm dụng rượu và nghiện rượu, một ly rượu có lượng cồn tiêu chuẩn ở Mỹ chứa 14,0 gam rượu nguyên chất. Nói chung, nồng độ này của cồn nguyên chất được tìm thấy tương đương trong :

  • 355mL bia
  • 237mL rượu lúa mạch
  • 148mL rượu vang
  • 44mL hoặc một ngụm của rượu 40 %

Hướng dẫn chế độ ăn uống của chính phủ liên bang cho người Mỹ năm 2010: định nghĩa uống rượu vừa phải là một ly (có lượng cồn tiêu chuẩn như trên) mỗi ngày cho phụ nữ và hai ly mỗi ngày đối với nam giới.

Các bằng chứng cho thấy uống rượu là một nguyên nhân gây ra bệnh ung thư ?

Năm 1988, Cơ quan Quốc tế Nghiên cứu về ung thư IARC (International Agency for Research on Cancer) – một bộ phận của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã xếp rượu là loại chất gây ung thư thuộc nhóm 1 (group 1 carcinogen) – là nhóm các chất gây ung thư ở người. Phán quyết của IARC có nghĩa rằng đã có những bằng chứng khoa học thuyết phục rằng rượu là chất có khả năng gây ung thư ở người.

Dựa trên nghiên cứu đánh giá trên diện rộng, có một sự đồng thuận khoa học mạnh mẽ về mối liên quan giữa việc uống rượu và một số dạng ung thư (1, 2). Trong báo cáo về chất sinh ung thư, chương trình chất độc quốc  gia của Bộ Y tế và Dịch vụ Nhân sinh Hoa Kỳ cho rằngviệc tiêu thụ đồ uống có cồn có khả năng gây ung thư ở người. Các bằng chứng nghiên cứu chỉ ra rằng người uống rượu càng  nhiều, đặc biệt là người uống rượu thường xuyên trong thời gian dài,càng có nguy cơ bị ung thư liên quan đến rượu. Dựa trên dữ liệu từ năm 2009, ước tính có khoảng 3,5 %  của tất cả các trường hợp tử vong ung thư ở Mỹ (khoảng 19.500 trường hợp tử vong) là liên quan đến rượu (3).

Mối tương quan giữa uống rượu và sự phát triển của các loại bệnh ung thư:

Ung thư đầu và cổ: Rượu là một yếu tố gây nguy cơ đối với một số bệnh ung thư đầu và cổ, đặc biệt là các bệnh ung thư khoang miệng (không bao gồm môi), hầu, và thanh quản (4). Những người tiêu thụ 50g rượu hoặc nhiều hơn mỗi ngày có nguy cơ mắc các loại ung thư cao hơn so với những người không uống ít nhất hai đến ba lần (4). Hơn nữa, nguy cơ của các bệnh ung thư cao hơn đáng kể ở những người tiêu thụ cùng khối lượng rượu và sử dụng thuốc lá (5).

Ung thư thực quản: Rượu là một nguy cơ chính gây ung thư thực quản gọi là Ung thư biểu mô tế bào vảy thực quản (2). Ngoài ra, những người thiếu hụt một enzyme chuyển hóa rượu do di truyền có rủi ro gia tăng đáng kể của ung thư biểu mô tế bào vảy thực quản.

Ung thư gan: Rượu là một nguy cơ độc lập, và là nguyên nhân chính của ung thư gan (ung thư biểu mô tế bào gan) (6). Uống nhiều rượu có thể dẫn đến xơ gan. Xơ gan làm tăng nguy cơ ung thư gan. Nhiễm virus viêm gan B và viêm gan C mãn tính còn là nguyên nhân quan trọng khác của ung thư gan. Vì vậy, những người này nên tuyệt đối tránh uống rượu.

Ung thư vú: Hơn 100 nghiên cứu dịch tễ học đã xem xét mối liên hệ giữa việc uống rượu và nguy cơ ung thư vú ở phụ nữ. Những nghiên cứu này đều cho thấy nguy cơ ung thư vú tăng khi lượng rượu sử dụng tăng. Một phân tích số liệu thống kê từ 53 nghiên cứu này (trong đó bao gồm một tổng số 58.000 phụ nữ bị ung thư vú) cho thấy rằng những phụ nữ uống nhiều hơn 45 gram rượu mỗi ngày (khoảng ba ly) có nguy cơ phát triển ung thư vú gấp 1,5 lần so với những người không uống (7), uống thêm 10g rượu/ngày thì nguy cơ ung thư vú tăng thêm khoảng 7-12%.

Ung thư đại trực tràng: Một phân tích thống kê tổng hợp của 57 nghiên cứu kiểm tra mối liên hệ giữa việc uống rượu và nguy cơ ung thư đại trực tràng cho thấy rằng những người thường xuyên uống 50g rượu hoặc nhiều hơn mỗi ngày có nguy cơ bị ung thư trực tràng cao gấp 1,5 lần là những người không uống hoặc uống thỉnh thoảng (9). Ngay cả những người chỉ uống một lượng nhỏ rượu mỗi ngày (khoảng 10g) thì nguy cơ ung thư đại trực tràng tăng 7 % so với người không uống rượu.

be89e06d-06e1-4e42-856e-758826ca132e

 

Nghiên cứu về tiêu thụ rượu và bệnh ung thư khác:

Nhiều nghiên cứu đã xem xét mối liên hệ giữa việc uống rượu và nguy cơ bị mắc phải ung thư, bao gồm ung thư tuyến tụy, buồng trứng, tuyến tiền liệt, dạ dày, tử cung, bàng quang. Đối với những loại ung thư này, chưa tìm thấy chứng cứ hoặc các chứng cứ có độ tin cậy không cao cho thấy sự liên hệ với việc sử dụng rượu.

Tuy nhiên, đối với hai loại  ung thư ở thận và U lympho non-Hodgkin (NHL) nghiên cứu đã chỉ ra rằng tăng mức tiêu thụ rượu có liên quan với giảm nguy cơ ung thư (10, 11). Một phân tích thống kê tổng hợp các nghiên cứu NHL (trong đó bao gồm 18.759 người bị NHL) tìm thấy một nguy cơ thấp hơn 15 %  của những người uống rượu so với người không uống (11).

Làm thế nào để rượu làm tăng nguy cơ ung thư?

Các nhà nghiên cứu đã xác định được nhiều cách mà rượu có thể làm tăng nguy cơ ung thư, bao gồm:

  • Chuyển hóa (oxy hóa) ethanol trong đồ uống có cồn tạo thành acetaldehyde, là một hóa chất độc hại và chất có thể gây ung thư; acetaldehyde có thể làm hỏng DNA (bằng cách tạo nên các liên kết ngang của DNA và ngăn không cho DNA được tế bào sửa chữa) và protein. Nồng độ cao acetaldehyde  trong nước bọt làm tăng mức độ tổn thương của DNA ở các tế bào niêm mạc miệng, họng, thực quản và đường hô hấp trên của người sau khi uống rượu, từ đó dẫn đến ung thư các vị trí này
  • Làm suy yếu khả năng của cơ thể để phá vỡ và hấp thụ nhiều chất dinh dưỡng mà có thể liên quan tới nguy cơ ung thư, bao gồm vitamin A; chất dinh dưỡng trong phức hợp vitamin B như folate; vitamin C; vitamin D; vitamin E; và carotenoids.
  • Tăng nồng độ estrogen trong máu, một hormone giới tính có liên hệ đến ung thư vú.

Nước uống có cồn cũng có thể chứa nhiều chất ô nhiễm gây ung thư được sử dụngtrong quá trình lên men và sản xuất, chẳng hạn như chất nitrosamine, sợi amiăng, phenol, và hydrocarbon.

Nghiên cứu dịch tễ học cho thấy rằng những người sử dụng cả rượu và thuốc lá có nguy cơ lớn hơn nhiều của việc phát triển các bệnh ung thư khoang miệng, hầu (họng), thanh quản, thực quản so với những người chỉ sử dụng hoặc rượu hoặc thuốc lá.

Gen của một người có thể ảnh hưởng đến nguy cơ ung thư có liên quan đến rượu?

Nguy cơ của bệnh ung thư liên quan đến rượu ở người là có ảnh hưởng bởi gen của họ, đặc biệt là các gen mã hóa enzyme tham gia vào quá trình chuyển hóa  Rượu (13).

Ví dụ, một trong những cách cơ thể chuyển hóa rượu là thông qua các hoạt động của một loại enzyme gọi là alcohol dehydrogenase, hoặc ADH. Nhiều người Trung Quốc, Hàn Quốc, và đặc biệt là người gốc Nhật Bản có phiên bản của gen ADH với hoạt tính cao (“superactive”). Enzyme ADH superactive này tăng tốc độ chuyển đổi của rượu (ethanol) để thành acetaldehyde độc hại. Kết quả là, khi những người có enzyme superactive uống rượu, acetaldehyde sẽ được tích tụ. Trong số những người gốc Nhật Bản, những người có ADH superactive này có nguy cơ cao bị ung thư tuyến tụy hơn so với người có dạng ADH thông thường(14).

Enzyme khác, được gọi là aldehyde dehydrogenase 2 (ALDH2), chuyển hóa acetaldehyde độc hại để thành chất không độc hại. Một số người, đặc biệt là những người gốc Đông Á có dạng biến thể của gen ALDH2 mã hóa cho một dạng enzyme khiếm khuyết. Ở những người có enzyme khiếm khuyết, acetaldehyde tích tụ khi họ uống rượu. Việc tích lũy acetaldehyde có tác dụng khó chịu như  đỏ bừng mặt và tim đập nhanh, mà hầu hết những người đã thừa hưởng biến ALDH2 không thể tiêu thụ một lượng lớn rượu. Do đó, hầu hết mọi người có gen lỗi của ALDH2 có ít nguy cơ phát triển bệnh ung thư liên quan đến rượu. Tuy nhiên, một số người có gen khiếm khuyết của ALDH2 có thể trở nên quen  với những tác động khó chịu của acetaldehyde và tiêu thụ một lượng lớn rượu. Nghiên cứu dịch tễ học đã chỉ ra rằng những người này có nguy cơ cao bị ung thư thực quản, đầu và cổ, so với người có enzyme ALDH2 hoạt động bình thường, (người uống một lượng rượu tương đương) (15). Những nguy cơ này tăng lên chỉ thấy trong số những người mang biến thể khiếm khuyết ALDH2 uống rượu và không thấy ở những người mang biến thể nhưng không uống rượu.

Điều gì xảy ra sau khi một người có nguy cơ ung thư dừng uống rượu?

Hầu hết các nghiên cứu kiểm tra xem nguy cơ ung thư có giảm hay không sau khi một người dừng uống rượu tập trung vào bệnh ung thư đầu và cổ, ung thư thực quản. Nói chung, các nghiên cứu đã tìm thấy rằng khi ngừng tiêu thụ rượu không làm cho nguy cơ bị ung thư giảm ngay lập tức mà phải mất nhiều năm cho những rủi ro này trở nên thấp như những người không sử dụng rượu bao giờ.

Ví dụ, một phân tích gộp của 13 nghiên cứu bệnh chứng của ung thư khoang miệng và họng phát hiện ra rằng nguy cơ ung thư liên quan đến rượu đã không bắt đầu giảm cho đến khi ít nhất là 10 năm sau khi ngừng uống rượu. Thậm chí 16 năm sau khi họ ngừng uống rượu, nguy cơ mắc bệnh ung thư vẫn còn cao hơn đối với người không bao giờ uống (18).

Với những thông tin và số liệu mới nhất về tác hại của rượu mà thế giới đã đưa ra, chúng tôi khuyến  cáo người dân không nên lạm dụng rượu bia, đặc biệt là trong các dịp lễ Tết hoặc gặp gỡ bạn bè. Nhất là không nên uống khi tham gia giao thông, vận hành máy móc, phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú, bệnh nhân đang dùng thuốc điều trị có phản ứng với cồn hoặc đang có các tình trạng bệnh lý phải tránh đồ uống có cồn, nhằm bảo vệ sức khỏe, phòng chống những nguy cơ bệnh tật, tai nạn nguy hiểm và các hậu quả xã hội khác.

Tài liệu tham khảo
  • Source: The National Cancer Institute. Available from http://www.cancer.gov/about-cancer/causes-prevention/risk/alcohol/alcohol-fact-sheet
  • IARC Working Group on the Evaluation of Carcinogenic Risks to Humans. Alcohol consumption and ethyl carbamate. DisclaimerIARC Monographs on the Evaluation of Carcinogenic Risks in Humans2010;96:3-1383.
  • IARC Working Group on the Evaluation of Carcinogenic Risks to Humans. Personal habits and indoor combustions. Volume 100 E. A review of human carcinogens. DisclaimerIARC Monographs on the Evaluation of Carcinogenic Risks in Humans2012;100(Pt E):373-472.
  • Nelson DE, Jarman DW, Rehm J, et al. Alcohol-attributable cancer deaths and years of potential life lost in the United States. American Journal of Public Health2013;103(4):641-648.
  • Baan R, Straif K, Grosse Y, et al. Carcinogenicity of alcoholic beveragesExit DisclaimerLancet Oncology2007;8(4):292-293.
  • Hashibe M, Brennan P, Chuang SC, et al. Interaction between tobacco and alcohol use and the risk of head and neck cancer: pooled analysis in the International Head and Neck Cancer Epidemiology Consortium. Cancer Epidemiology, Biomarkers & Prevention2009;18(2):541-550.
  • Grewal P, Viswanathen VA. Liver cancer and alcohol. Clinics in Liver Disease2012;16(4):839-850.
  • Hamajima N, Hirose K, Tajima K, et al. Alcohol, tobacco and breast cancer–collaborative reanalysis of individual data from 53 epidemiological studies, including 58,515 women with breast cancer and 95,067 women without the disease. British Journal of Cancer2002;87(11):1234-1245.
  • Allen NE, Beral V, Casabonne D, et al. Moderate alcohol intake and cancer incidence in women. Journal of the National Cancer Institute2009;101(5):296-305.
  • Fedirko V, Tramacere I, Bagnardi V, et al. Alcohol drinking and colorectal cancer risk: an overall and dose-response meta-analysis of published studies. Annals of Oncology2011;22(9):1958-1972.
  • Bellocco R, Pasquali E, Rota M, et al. Alcohol drinking and risk of renal cell carcinoma: results of a meta-analysis. Annals of Oncology2012;23(9):2235-2244.
  • Tramacere I, Pelucchi C, Bonifazi M, et al. A meta-analysis on alcohol drinking and the risk of Hodgkin lymphoma. European Journal of Cancer Prevention 2012;21(3):268-273.

    1. Turati F, Garavello W, Tramacere I, et al. A meta-analysis of alcohol drinking and oral and pharyngeal cancers: results from subgroup analyses. Alcohol and Alcoholism2013;48(1):107-118.
    2. Druesne-Pecollo N, Tehard B, Mallet Y, et al. Alcohol and genetic polymorphisms: effect on risk of alcohol-related cancer. Lancet Oncology2009;10(2):173-180.
    3. Kanda J, Matsuo K, Suzuki T, et al. Impact of alcohol consumption with polymorphisms in alcohol-metabolizing enzymes on pancreatic cancer risk in Japanese. Cancer Science2009;100(2):296-302.
    4. Yokoyama A, Omori T. Genetic polymorphisms of alcohol and aldehyde dehydrogenases and risk for esophageal and head and neck cancersExit DisclaimerAlcohol2005;35(3):175-185.
    5. Athar M, Back JH, Tang X, et al. Resveratrol: a review of preclinical studies for human cancer prevention. Toxicology and Applied Pharmacology2007;224(3):274-283.
    6. Patel KR, Scott E, Brown VA, et al. Clinical trials of resveratrol. Annals of the New York Academy of Sciences2011;1215:161-169.
    7. Rehm J, Patra J, Popova S. Alcohol drinking cessation and its effect on esophageal and head and neck cancers: a pooled analysis. International Journal of Cancer2007;121(5):1132-1137.
    8. Samir Zakhari. How Is Alcohol Metabolized by the Body?. http://pubs.niaaa.nih.gov/publications/arh294/245-255.htm
    9. Image from Scienceblog.cancerresearchuk.org

    Tác giả và chuyên gia

    LEAVE A REPLY

    Please enter your comment!
    Please enter your name here

    Nhận bảng tin từ chúng tôi

    LỰA CHỌN CỦA BIÊN TẬP VIÊN

    BÀI VIẾT MỚI NHẤT

    Có thể bạn quan tâm