Phòng bệnhDinh dưỡng phòng ung thưNhững lợi ích không ngờ của Atisô

Những lợi ích không ngờ của Atisô

Atisô là một trong những thực phẩm phổ biến của người Việt Nam. Atisô (tên khoa học: Cynara scolymus) là loại cây lá gai lâu năm có nguồn gốc từ miền Nam châu Âu (quanh Địa Trung Hải) đã được người Cổ Hy Lạp và Cổ La Mã trồng để lấy hoa làm rau ăn. Atisô du thực vào Việt Nam đầu thế kỷ 20, được trồng ở Sa Pa, Tam Đảo, nhiều nhất là ở Đà Lạt. Tên gọi của nó là sự phiên âm sang tiếng Việt của từ tiếng Pháp artichaut. Atisô có thể cao lên tới 1,5 đến 2 mét, lá cây dài từ 50–80 cm. Lá, thân, rễ của cây Atisô có chứa một hàm lượng lớn các chất được dùng làm thuốc như giúp giảm lượng cholesterol, hội chứng ruột kích thích (IBS), bệnh thận, thiếu máu, giữ nước (phù), viêm khớp, nhiễm trùng bàng quang, gan và các vấn đề khác. THÀNH PHẦN Trong Atisô có chứa các thành phần như Vitamin C, Vitamin K, Folate, Alpha Tocopherol, Thiamin, Riboflavin (B2), Vitamin B6, Choline…Trong đó Vitamin K giúp cải thiện các vấn đề về xương và thúc đẩy quá trình hình thành xương. Vitamin C có trong Atisô là một chất chống oxy hóa, giúp bạn có một làn da khỏe mạnh. Bên cạnh đó Vitamin C còn giúp cho cơ thể chống lại phản ứng viêm và giúp đỡ trong việc ngăn ngừa nhiễm trùng ở mức độ lớn hơn. TÁC DỤNG Tăng cường axit folic Atisô có chứa nhiều acid folic là một chất cần thiết cần thiết cho sự phát triển và phân chia tế bào của người, động vật, thực vật và vi khuẩn và cần cho sự hình thành của tế bào máu, đồng thời, acid folic còn có lợi cho sự tổng hợp DNA trong khi mang thai và điều trị các vấn đề về ống thần kinh . Lactones và Cynarin  trong Atisô giúp hạ cholesterol Atisô có chứa các thành phần như lactones và cynarin, giúp ngăn chặn sự tổng hợp cholesterol, làm giảm mức cholesterol tổng thể trong máu, từ đó giúp giảm khả năng tiết mật của cơ thể. Trong một nghiên cứu được công bố trên “Journal of Dietary Supplements” năm 2009, các nhà khoa học tiến hành nghiên cứu trên bệnh nhân có mức huyết áp tăng nhẹ được bổ sung dịch chiết từ Atisô. Sau 12 tuần, những người được bổ sung 50 hoặc 100 mg nước từ lá atisô có mức huyết áp thấp hơn. Các nhà khoa học kết luận rằng lá atisô có thể giúp giảm huyết áp ở những người có bệnh cao huyết áp nhẹ. Chất chống oxy hóa và sự hình thành gốc tự do Atisô là nguồn cung cấp các chất hóa học tự nhiên có nguồn gốc từ thực vật (phytochemical) có khả năng chống oxy hóa. Các chất chống oxy hóa đóng vai trò quan trọng giúp ngăn ngừa sự hình thành gốc tự do và đối phó với các stress oxy hóa được tạo ra bởi các gốc tự do trong cơ thể. Gốc tự do là nguồn gốc của  sự lão hóa và ung thư. Atisô giúp làm chậm quá trình lão hóa và ngăn chặn các phản ứng có khả năng gây ung thư hình thành trong cơ thể. Năm 2010, tạp chí “Phytotherapy Research” công bố một nghiên cứu về tác dụng của chiết xuất lá atisô về điều hòa cholesterol trong máu. Lá Atisô rất giàu chất chống oxy hóa. Chất chống oxy hóa có thể bảo vệ cơ thể khỏi tác hại của các gốc tự do và độc tố môi trường. Trong suốt một tháng, các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng các chất chống oxy hóa trong lá atisô làm giảm các stress oxy hóa trên các động vật thử nghiệm. Ngoài các tác dụng trên, Atisô còn có lợi cho người bị mắc các bệnh như Alzheimer, Eczema, bệnh vẩy nến, chống lại sự hình thành các nếp nhăn… NHỮNG LƯU Ý KHI SỬ DỤNG ATISÔ Atisô là thực phẩm an toàn, tuy nhiên sử dụng quá nhiều atisô và trà có thể dẫn đến khó chịu ở bụng và chuột rút. Các tác dụng phụ có thể xuất hiện khi sử dụng Atisô như: Đầy hơi, khó chịu ở bụng, tiêu chảy và dị ứng (trường hợp hiếm). Những người dị ứng với thực vật như cúc vạn thọ và một số thảo dược khác tương tự, sỏi túi mật không nên sử dụng atisô và các sản phẩm làm từ Atisô như trà. Ngoài ra còn có một số lo ngại rằng Atisô có thể làm trầm trọng thêm tình trạng của những người bị sạn túi mật. Nó có thể gây trở ngại ống mật do tăng dòng chảy tiết mật. Không có nhiều thông tin liên quan đến atisô khi dùng cho phụ nữ mang thai và trong thời gian cho con bú, vì vậy cần tham khảo ý kiến của bác sĩ khi dùng. Nguồn thông tin chính: ARTICHOKE. Artichoke Lần cuối xem xét khoa học: 22/11/2016. Lần cuối chỉnh sửa: 24/11/2016.
Tài liệu tham khảo
  • Küskü-Kiraz Z, Mehmetçik G, Dogru-Abbasoglu S, Uysal M.Artichoke leaf extract reduces oxidative stress and lipoprotein dyshomeostasis in rats fed on high cholesterol diet. Phytother Res. 2010 Apr;24(4):565-70. doi: 10.1002/ptr.2985. PubMed PMID: 19777605.
  • Bundy R, Walker AF, Middleton RW, Wallis C, Simpson HC.Artichoke leaf extract (Cynara scolymus) reduces plasma cholesterol in otherwise healthy hypercholesterolemic adults: a randomized, double blind placebo controlled trial. 2008 Sep;15(9):668-75 doi: 10.1016/j.phymed.2008.03.001. PubMed PMID: 18424099.
  • Bundy R, Walker AF, Middleton RW, Marakis G, Booth JC.Artichoke leaf extract reduces symptoms of irritable bowel syndrome and improves quality of life in otherwise healthy volunteers suffering from concomitant dyspepsia: a subset analysis. J Altern Complement Med. 2004 Aug;10(4):667-9. PubMed PMID: 15353023.
  • Pittler MH, White AR, Stevinson C, Ernst E.Effectiveness of artichoke extract in preventing alcohol-induced hangovers: a randomized controlled trial. 2003 Dec 9;169(12):1269-73. PubMed PMID: 14662662; PubMed Central PMCID: PMC280580.
  • Holtmann G, Adam B, Haag S, Collet W, Grünewald E, Windeck T.Efficacy of artichoke leaf extract in the treatment of patients with functional dyspepsia: a six-week placebo-controlled, double-blind, multicentre trial. Aliment Pharmacol Ther. 2003 Dec;18(11-12):1099-105. PubMed PMID: 14653829.
  • Pittler MH, Thompson CO, Ernst E.Artichoke leaf extract for treating hypercholesterolaemia. Cochrane Database Syst Rev. 2002;(3):CD003335. Review. Update in: Cochrane Database Syst Rev. 2009;(4):CD003335. PubMed PMID: 12137691.
  • Englisch W, Beckers C, Unkauf M, Ruepp M, Zinserling V.Efficacy of Artichoke dry extract in patients with hyperlipoproteinemia. 2000 Mar;50(3):260-5. PubMed PMID: 10758778.
  • Gebhardt R.Inhibition of cholesterol biosynthesis in primary cultured rat hepatocytes by artichoke (Cynara scolymus L.) extracts. J Pharmacol Exp Ther. 1998 Sep;286(3):1122-8. PubMed PMID: 9732368.
  • Gebhardt R.Antioxidative and protective properties of extracts from leaves of the artichoke (Cynara scolymus L.) against hydroperoxide-induced oxidative stress in cultured rat hepatocytes. Toxicol Appl Pharmacol. 1997 Jun;144(2):279-86. PubMed PMID: 9194411.
  • Tác giả và chuyên gia

    2 COMMENTS

    1. Phượng Lê và RuyBangTim.com cho mình hỏi cây Atisô (Cynara scolymus) với cây Atisô (Hibiscus sabdariffa) hay còn gọi là Cây Bụp Giấm có cùng giá trị tác dụng như trong bài không?
      Hình như 2 loại này không có họ hàng gì với nhau nên những tác dụng trong bài chắc sẽ khác với Atisô (Hibiscus sabdariffa) đúng không?

      • 2 loài này khác nhau hoàn toàn bạn nhé, khác đến tận Chi luôn, nên những gì trong bài viết chỉ áp dụng cho Cynara cardunculus var. scolymus thôi nhé.

    LEAVE A REPLY

    Please enter your comment!
    Please enter your name here

    Nhận bảng tin từ chúng tôi

    LỰA CHỌN CỦA BIÊN TẬP VIÊN

    BÀI VIẾT MỚI NHẤT

    Có thể bạn quan tâm